Nguyên nhân của những kết quả, thành tựu

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 73 - 76)

- Bộ Tài chính

2.3.1.1. Nguyên nhân của những kết quả, thành tựu

Thứ nhất, có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Hoạt động QLNN đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp đạt được những kết quả, thành tựu trên do đã có sự quan tâm của Đảng NDCM Lào, các cơ quan nhà nước, các ban ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo, điều hành kịp thời.

Hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng. Vấn đề đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công

tác QLNN bằng pháp luật nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào đã không ngừng có những chỉ đạo, điều hành kịp thời về công tác QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành chính sách, xây dựng cơ chế quản lý, khung pháp luật tạo điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực đảm bảo tiền đề, điều kiện cho hoạt động này mang lại hiệu quả, hiệu lực.

Tăng cường QLNN bằng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực lâm sản là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay. Không phải đến bây giờ Đảng và Nhà nước Lào mới có chủ trương tăng cường QLNN bằng pháp lý đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, mà hoạt động này luôn được xem như là một bộ phận trọng tâm, cần phải không ngừng nâng cao để nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN bằng pháp luật trong đó có QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước Lào luôn có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.

Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm bảo các quyền tự do, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi các cơ quan QLNN phải không ngừng cải cách; công tác QLNN bằng pháp lý đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp phải không ngừng được tăng cường, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt và ít có khả năng tái tạo. Nhận thức được yêu cầu này, Đảng và

Nhà nước Lào luôn coi trọng vấn đề tăng cường sự lãnh đạo và QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Trong các văn kiện Đảng, vấn đề này luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng. Hơn thế nữa, Đảng NDCM Lào cũng đã cụ thể hoá các chủ trương này thành các nghị quyết chuyên đề về tăng cường lãnh đạo và QLNN.

Về mặt QLNN, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã kịp thời ban hành các VBQPPL cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ QLNN bằng pháp luật trong giai đoạn mới. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành luật, Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn tạo ra môi trường, khung pháp lý cho hoạt động QLNN.

Thứ hai, có sự tích cực, chủ động các cơ quan QLNN. Là cơ quan giữ

vị trí quan trọng trong QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, Bộ Nông - Lâm nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đã không ngừng chủ động trong việc thực hiện việc xây dựng chính sách, hành lang pháp lý, tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương tăng cường sự lãnh đạo, QLNN đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước Lào, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và tỉnh Attapeu đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường sự QLNN đối với hoạt động này. Các cơ quan này đã có nhiều nỗ lực quan tâm đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, tạo điều kiện, môi trường cả về chính sách và pháp lý thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn trong phạm vi thẩm quyền để tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật.

Thứ ba, có sự ủng hộ, đồng tình của doanh nghiệp và người dân. Phần

lớn các doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản trên đại bàn tỉnh Attapeu hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành

pháp luật của Nhà nước. Các doanh nghiệp, người dân đã có sự hợp tác tương đối chặt chẽ với các cơ quan QLNN, cung cấp thông tin đầy đủ khi thanh tra, kiểm tra; đảm bảo sự chỉ đạo của cơ quan QLNN; phối hợp cùng với các cơ quan QLNN xử lý, giải quyết kịp thời những sai phạm xảy ra. Sự hợp tác của các doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản với cơ quan QLNN là yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w