Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 96 - 100)

- Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

bán lâm sản

Hệ thống pháp luật là công cụ quan trọng để thể chế hóa đường lối, quan điểm và chính sách trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có chính sách quản lý khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, CHDCND Lào đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống pháp luật điểu chỉnh hoạt động này, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo hành lang cho sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như tạo cơ sở cho việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN bằng pháp luật đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật công cụ QLNN trên lĩnh vực này của CHDCHD Lào hiện vẫn còn không ít hạn chế như: hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống; cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý, tiến độ xây dựng luật còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Nguyên nhân chính của những yếu kém trên là do sự thiếu vắng tầm nhìn chiến lược lập pháp. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng NNPQ xuất hiện nhiều vấn đề đòi hỏi phải được điểu chỉnh bằng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh. Hệ thống pháp luật đó phải thực sự là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình trên lĩnh vực này. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, kinh doanh, chế biến lâm sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Attapeu nói riêng và ở CHDCND Lào nói chung trong giai đoạn hiện nay thì cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào hiện nay, có nhiều vấn đề nảy sinh mà các văn bản quản lý cũ đã không còn phù hợp, nó biểu hiện sự bất cập trong tư duy quản lý. Trong đó, dễ thấy nhất đó là sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật mà hệ quả của nó là sự chồng chéo về thẩm quyền, chức năng quản lý giữa các cơ quan, nhiều văn bản đã không theo kịp sự phát triển của thực tế, điều này đã gây khó khăn đối với cơ quan quản lý, bó buộc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thậm chí đây còn là kẽ hở để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Để tạo ra sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, việc rà soát để bãi bỏ các quy định pháp luật chồng chéo, bất cập là hết sức cần thiết.

- Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật quy định về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Cùng với việc rà soát để khắc phục sự chồng chéo của hệ thống pháp luật thì một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay trong hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Theo đó, cần tuân thủ nguyên tắc các hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp cần được điều chỉnh bằng pháp luật; hệ thống pháp luật này phải theo kịp sự phát triển của thực tế, và là hành lang quan trọng để quản lý và phát triển hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lâm nghiệp theo hướng cụ thể hoá, chi tiết hoá các điều khoản quy định. Hiện nay Bộ luật Lâm nghiệp (Luật số 99, ban hành theo Sắc lệnh số 04/CTN-CHDCND Lào, của Chủ tịch nước CHDCND Lào năm 2008) vẫn còn nhiều quy định mới chỉ mang tính nguyên tắc chung chung, mà thiếu tính cụ thể, vì vậy gây lúng túng trong thực thi. Vì thế, cần phải cụ thể, chi tiết để quá trình thực hiện được thông suốt, tạo thuận lợi cho cả cơ quan quản lý và đối tượng bị quản lý. Việc sửa đổi cần tập trung vào làm rõ một số nội dung sau:

+ Cần tách bạch các quy định về quản lý đất rừng với quản lý lâm nghiệp nói chung. Hiện nay, bộ luật này vẫn điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến đất rừng; bao gồm các hoạt động như: Phân loại đất rừng (Điều 56); phát triển rừng (Điều 62); quản lý đất rừng (Điều 57); sử dụng đất rừng (Điều 66 đến Điều 76); giới hạn bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng, đất rừng cấp địa phương (Điều 79 đến Điều 83), bao gồm: giao rừng và đất rừng cho cơ quan quản lý hành chính địa phương (Điều 79); rừng và đất rừng thuộc diện tỉnh, thành phố bảo vệ, gìn giữ và phát triển (Điều 80); rừng và đất rừng thuộc diện huyện bảo vệ, gìn giữ và phát triển; rừng và đất rừng thuộc diện bản (làng) bảo vệ, gìn giữ và phát triển. Để tạo ra sự thống nhất về đối tượng điều chỉnh thì cần phải thay đổi các quy định này, cụ thể, đây là vấn đề liên quan đến việc khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp nên phải được điều chỉnh bằng luật đất đai.

+ Cần quy định chặt chẽ hơn nữa việc khai thác gỗ và lâm sản. Theo quy định của luật này thì hoạt động khai thác gỗ và lâm sản (Điều 18) vẫn còn hết sức lỏng lẻo. Hiện nay, luật quy định quá chi tiết các hành vi quản lý khai thác gỗ và lâm sản nhưng lại không bao quát hết được hoạt động này nên có nhiều khoảng trống không được điều chỉnh bằng pháp luật. Bên cạnh đó lại có những quy định quá chung chung, thiếu tính hiện thực, gây khó khăn trong áp dụng như quy định về quản lý phương tiện, máy móc khai thác và vận chuyển gỗ (Điều 20).

Cần xây dựng và ban hành Luật Thương mại, Luật Dân sự để điều chỉnh hành vi buôn bán lâm sản. Theo đó, đối với Luật Thương mại, cần quy định cụ thể hành vi thương mại, chủ thể thương mại; các quy định điều chỉnh quan hệ giữa các thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài. Đối với Luật Dân sự, cần xác định cụ thể pháp nhân dân sự, các quy định về hợp đồng, các giao dịch về tài sản...

Mặt khác, Bộ luật Công nghiệp chế biến (Luật số 01/99, ban hành theo Sắc lệnh số 10/CHDCND Lào) ra đời đã hơn 10 năm, nay đã có những quy

định không còn phù hợp. Theo quy định của luật này thì vẫn chưa khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị gia tăng mà chỉ khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thô. Để tạo ra giá trị của sản phẩm, khắc phục tình trạng bán nguyên liệu thô cho nước ngoài thì cần phải sửa đổi luật này. Theo đó, luật cần có cơ chế khuyến khích việc bỏ vốn, đầu tư công nghệ để sản xuất; thiết lập các hàng rào kỹ thuật và thuế quan để hạn chế xuất khẩu lâm sản chưa qua chế biến.

CHDCND Lào cần sửa đổi, bổ sung các luật khác như: Luật Đất đai (quy định cụ thể chế độ pháp lý của đất lâm nghiệp; điều kiện được giao đất, chuyển nhượng đất, thế chấp, cầm cố...); Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài (nên lập ra danh mục các dự án khai thác, chế biến lâm sản; các vùng, lĩnh vực khuyến khích đầu tư... theo từng thời điểm cụ thể, thay vì quy định trong Luật như hiện nay); luật phá sản doanh nghiệp; luật giải quyết tranh chấp, khiếu kiện kinh tế...

Cùng với những sửa đổi mang tính vĩ mô ở tầm quốc gia thì ở cấp địa phương tỉnh Attapeu cũng cần phải bổ sung, sửa đổi những quy định trong QLNN về khai thác, chế biến lâm sản của các doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong QLNN bằng pháp luật về kinh doanh, khai thác lâm sản của các doanh nghiệp trên địa bàn thì chính quyền tỉnh Attapeu cần tăng cường ban hành các nghị quyết, quy định về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở tỉnh trên cơ sở tuân thủ và vận dụng sáng tạo hệ thống pháp luật của CHDCND Lào. Trước hết, tỉnh Attapeu cần căn cứ vào hiến pháp và pháp luật để ban hành các văn bản quy định cụ thể về cơ chế và chính sách, chương trình kế hoạch liên quan đến hoạt động hoạch định kinh doanh, khai thác lâm sản của các doanh nghiệp ở địa phương. Để xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý kinh doanh, khai thác lâm sản của các doanh nghiệp ở địa

phương phù hợp với đòi hỏi cơ quan tham mưu phải có sự am hiểu thấu đáo về vấn đề này trên địa bàn tỉnh.

Lĩnh vực kinh doanh, khai thác lâm sản của các doanh nghiệp hiện nay chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên, quy luật hội nhập và quy luật kinh tế thị trường. Do đó, quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải chú ý đến sự tác động của các quy luật nói trên, đồng thời phải nắm vững thực trạng các nguồn tài nguyên lâm sản của địa phương và xu hướng biến động của chúng trong điều kiện có nhiều tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực để ban hành văn bản một cách sát, đúng; tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong hoạt động ban hành văn bản.

Để khắc phục hạn chế của hoạt động ban hành văn bản quản lý tỉnh Attapeu cần chú trọng vào những lĩnh vực có tính cấp bách như bảo vệ, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác có kế hoạch, quy hoạch..., nhất là đối với những lĩnh vực nhạy cảm như khai thác gỗ, động vật... Cụ thể, tỉnh Attapeu cần ban hành các văn bản đề ra những biện pháp khai thác; các quy định bảo vệ sự đa dạng sinh học ở rừng, sông và quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường ở địa phương trong giai đoạn mới. Đồng thời, do thực tiễn luôn thay đổi và biến động, do đó cùng với việc ban hành các văn bản mới là việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của địa phương hoặc ngành để đáp ứng yêu cầu bảo vệ nguồn lợi lâm sản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w