Đổi mới cơ chế đánh giá, phân loại cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 90 - 92)

Rà soát, đánh giá, phân loại để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng điểm yếu, điểm mạnh của họ là cơ sở cho việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,

sắp xếp một cách khoa học và hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là khâu khó nhất trong công tác cán bộ, do chúng ta có những quan điểm và nhiều tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá cán bộ.

Để đổi mới cơ chế đánh giá, phận loại cán bộ QLNN, cần xây dựng cơ chế rà soát, đánh giá một cách công bằng, dân chủ , khách quan và khoa học, thúc đẩy họ luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, cống hiến hết mình và phát huy hết năng lực và trí tuệ của họ.

Việc đánh giá, phân loại cán bộ QLNN cần dựa vào tiêu chuẩn đã được xây dựng và kết quả thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của CBCC, trong đó kết quả hoạt động thực tiễn là tiêu chí quan trọng nhất. Để đánh giá, phân loại đúng cần phải nắm chắc nhiệm vụ của cơ quan QLNN, trên cơ sở đó so sánh với tiêu chuẩn xem có phù hợp không?. Từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch bổ sung, phát triển đội ngũ cán bộ QLNN trong tình hình và nhiệm vụ mới. Kiên quyết sắp xếp lại, tuyên chuyển, đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ tư cách, tiêu chuẩn; không phù hợp với yêu cầu của CBCC nói chung và của cơ quan QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng.

Mặt khác, khi đánh giá, phân loại cũng cần phải đặt họ trong môi trường và điều kiện cụ thể, trong mối quan hệ biện chứng với đường lối, chính sách, tổ chức và cơ chế quản lý để xem xét một cách toàn diện. Để đảm bảo đánh giá, phân loại đúng CBCC, cần phải xây dựng cơ chế, quy trình đánh giá. Việc đánh giá, phân loại cần phải gắn với chức danh đảm nhiệm, tránh hình thức; không lẫn lộn, đồng nhất địa vị công tác, bằng cấp, kinh nghiệm, tuổi tác với phẩm chất và năng lực. Cần phải xem xét họ hoàn thành nhiệm vụ trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, động cơ như thế nào; mục đích gì?. Cần tuân thủ nguyên tắc: phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, tính công khai và dân chủ; kết hợp việc tự đánh giá, phân loại với việc đánh giá của tập thể và cấp trên; tập hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, trên

cơ sở đó phân tích và chọn lọc một cách công khai và khách quan. Việc đánh giá, phân loại phải được tiến hành một cách công tâm; công khai; trung thực; tránh tình trạng cảm tình cá nhân, nể nang, thành kiến với người được đánh giá; phải đánh giá một cách chính xác, đúng thực chất; thực hiện sự đoàn kết và thống nhất trong đánh giá cán bộ.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình đánh giá, phân loại đó là phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn cán bộ QLNN phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, từ tiêu chuẩn chung, đến tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ, tạo cơ sở cho việc đánh giá, phân loại và sử dụng cán bộ một cách khách quan, toàn diện và dân chủ. Theo đó, cần xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC theo hướng toàn diện, cả về lý luận chính trị, phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, trên nguyên tắc coi trọng cả đức và tài, đức là gốc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w