Quản lý nhà nước bằng pháp luật về khai thác, chế biến và buôn bán lâm sản phải gắn liền với việc phát huy thế mạnh về rừng và

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 82 - 84)

- Bộ Tài chính

3.1.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về khai thác, chế biến và buôn bán lâm sản phải gắn liền với việc phát huy thế mạnh về rừng và

buôn bán lâm sản phải gắn liền với việc phát huy thế mạnh về rừng và lâm sản rừng trong phát triển kinh tế

Pháp luật do Nhà nước ban hành có hiệu lực áp dụng trên toàn quốc để điều chỉnh các hành vi khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thì khi vận dụng vào thực tiễn địa phương tỉnh Attapeu thì cần phải chú ý đến tính đặc thù, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương. QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở tỉnh Attapeu cần phải đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật mà Nhà nước đã ban hành và bảo

đảm nguyên tắc pháp chế. Tuy nhiên, sự vận dụng này cũng không nên máy móc, bỏ qua tính đặc thù của địa phương; nếu chú ý được tính đặc thù thì sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của pháp luật để mang lại hiệu quả thiết thực khi các cơ quan chức năng của địa phương đưa vào áp dụng.

Attapeu là tỉnh có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý hết sức thuận lợi để khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản. Đây là tỉnh có trữ lượng lâm sản thuộc loại lớn nhất của CHDCND Lào; điều kiện khai thác tương đối dễ. Mặt khác, Attapeu lại nằm trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia, Lào và Việt

Nam, vị trí địa lý nằm trên các trục đường nối Nam - Bắc Lào, nối Attapeu

với các nước láng giềng, có đường giao thông tương đối tốt, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Mặt khác, Attapeu là một tỉnh có hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc loại khá của CHDCND Lào, tỉnh đang trên đường phát triển với tốc độ khá cao và theo hướng CNH-HĐH. Với các thế mạnh đồng bộ về công nghiệp; nông nghiệp - lâm nghiệp; du lịch và thương mại, dịch vụ. Attapeu cũng là địa bàn đang thu hút đầu tư bên ngoài tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản, khoáng sản, du lịch. Trong những năm vừa qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án quan trọng như: trồng cây cao su, xây dựng các nhà máy thủy điện, nhà máy chế biến gỗ…

Tăng cường hơn nữa QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Attapeu trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo yêu cầu tăng cường sự QLNN bằng pháp luật nhưng lại không gây ra những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp; mà ngược lại, phải tạo ra sự thuận lợi, động viên các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp; phát huy được các tiềm năng, lợi thế của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội. Việc QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các

doanh nghiệp cần hướng tới việc khơi gợi, phát triển các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đưa hoạt động này vào quy củ; cân đối hài hòa lợi ích doanh nghiệp, lợi ích của xã hội. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu của hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở CHDCND Lào nói chung và trên địa bàn tỉnh Attapeu nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w