Đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 34 - 37)

động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

- QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là hoạt động mang tính quyền lực, do các chủ thể đặc biệt tiến hành, có tính tổ chức cao và được điều chỉnh bằng pháp luật.

Giống như các hoạt động QLNN bằng pháp luật nói chung, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nhằm hướng tới việc xây dựng hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của ngành; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; thiết lập cơ chế sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng nhằm mục đích phục vụ công cuộc xây dựng đất nước; bảo đảm sự phát triển bền vững; tạo ra sự hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đó, đòi hỏi hoạt động này phải mang tính quyền lực nhà nước, và được sự điều chỉnh bằng luật pháp. Mặt khác, hoạt động QLNN bằng pháp luật nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng là hoạt động chủ yếu của cơ quan lập pháp (ban hành hệ

thống pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản), cơ quan hành pháp (tổ chức quản lý và điều hành) và cơ quan tư pháp (phán xử khi có các tranh chấp liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản); vì vậy, nó mang tính quyền lực nhà nước.

Hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là sự tác động có tính tổ chức cao và được điều chỉnh thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Tính tổ chức được thể hiện trên hai khía cạnh: (1). Đây là hoạt động trực tiếp của cơ quan QLNN về chuyên môn theo thẩm quyền; (2). Hoạt động này được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước thông qua một hệ thống tổ chức bộ máy chặt chẽ. Thực tiễn cho thấy, mọi hoạt động QLNN bằng pháp luật đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực thì đòi hỏi phải có sự khoa học trong việc tổ chức sắp xếp; nếu không có tổ chức thì sẽ dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, phát triển không có kế hoạch, mang tính tự phát và xét ở mức độ cao hơn nó trở thành nhân tố cản trở quá trình phát triển.

- QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

là hoạt động trực tiếp tác động đến chủ thể là doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh của công dân.

Cũng như Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của CHDCND Lào quy định công dân có quyền sở hữu và tự do kinh doanh; nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được xem là công cụ chủ yếu trong việc QLNN nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng. Để đạt hiệu quả quản lý, pháp luật phải được sử dụng như một công cụ chủ yếu nhằm thiết lập hệ thống tổ chức và ấn định khuôn khổ xử sự giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và công dân.

Thông qua hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà

nước sẽ đụng chạm tới quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh của công dân, do đó, đòi hỏi các cơ quan này phải sử dụng pháp luật để thực hiện chức năng quản lý của mình. Vì vậy, cũng giống như QLNN nói chung, QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp phải được điều chỉnh bằng pháp luật theo phương pháp mệnh lệnh, có tính chất bắt buộc thi hành đối với chủ thể bị quản lý nhưng bên cạnh đó cũng phải có cơ chế để doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, khai thác, sử dụng có hiệu quả, phát huy hết thế mạnh, tiềm năng của lâm sản.

- QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến tài nguyên rừng và sự phát triển bền vững của quốc gia.

Tài nguyên rừng là một đối tượng đặc biệt quan trọng. Đối với CHDCND Lào, tài nguyên rừng là một trong những giá trị quan trọng nhất mà tự nhiên ưu đãi cho nhân dân các bộ tộc Lào. Từ lâu đời, người dân các bộ tộc Lào sinh sống gắn bó với rừng, rừng không những mang lại những giá trị vật chất cụ thể nuôi sống con người, mà hơn thế nữa nó còn là một yếu tố quan trọng mang đậm dấu ấn văn hóa trong đời sống của người dân Lào. Mặt khác, rừng còn là yếu tố quan trọng giữ vững an ninh quốc gia và sự phát triển bền vững không những đối với CHDCND Lào mà còn cả những nước khác trong khu vực. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, việc tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản là yêu cầu bức thiết, là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và sự phát triển bền vững của cả khu vực.

- QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

của các doanh nghiệp vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù.

Quyền sở hữu và tự do kinh doanh là các quyền căn bản của công dân, những quyền này được Hiến pháp ghi nhận và được cụ thể hóa thành các quy định pháp luật nhằm thiết lập cơ chế thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Khi

thực hiện chức năng QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp Nhà nước luôn coi việc thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực này là hoạt động có tính mục tiêu chiến lược, có chương trình và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, lợi ích của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế - quốc tế.

Xuất phát từ lý do này đòi hỏi hoạt động QLNN bằng pháp luật đối

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w