- Bộ Tài chính
2.2.1.2. Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp
Thiết lập cơ chế hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất- kinh doanh là yêu cầu hết sức bức thiết ở CHDCND Lào hiện nay. Tại CHDCND Lào, trong những năm vừa qua, cùng với các nổ lực cải cách nền hành chính quốc gia, vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong QLNN đối với các doanh nghiệp luôn giành được sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Việc xây dựng cơ chế hành chính được tập trung vào một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thí điểm triển khai xây dựng thủ tục hành chính “một cửa”.
Mô hình “một cửa”, thủ tục hành chính một cửa trong QLNN đã phát huy hiệu quả ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… Ở CHDCND Lào, trong những năm vừa qua cơ chế một cửa đã được bắt đầu thực hiện thí điểm tại một số bộ ngành, địa phương. Sự thay đổi này bước đầu đã tạo ra những thuận lợi nhất định đối với doanh nghiệp khi tiếp xúc với chính quyền các cấp trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Hiện nay ở CHDCND Lào các thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” đã được áp dụng trên một số lĩnh vực như: thủ tục hải quan (xuất nhập khẩu hàng hóa), thủ tục xin phép đầu tư nước ngoài, đăng ký thành lập doanh nghiệp trong nước…
Thứ hai, đổi mới thủ tục cấp phép kinh doanh của doanh nghiệp. Để
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện các dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh tại CHDCND Lào nói chung và ở Attapeu nói riêng. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Theo đó, khi thành lập doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các thủ tục sau: Nộp đơn đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư (đối với những doanh nghiệp nhỏ, vừa), hoặc tại Bộ Kế hoạch và đầu tư (đối với những dự án lớn, phải xin phép Chính phủ), hồ sơ đăng ký kinh doanh không phải nộp lệ phí. Khi hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được cấp đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, mở rộng dân chủ, minh bạch thông tin nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp xúc với các cơ quan QLNN. Cùng với quá trình cải cách bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, khoa học thì việc tạo ra môi trường dân chủ, minh bạch cho bộ máy ấy vận hành giữ một vị trí hết sức quan trọng. Là một nước có chế độ chính trị mang bản chất dân chủ nhân dân, ngay từ khi thành lập nước cho tới nay, một trong
những nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước mà CHDCND Lào luôn theo đuổi đó là đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi tiếp cận các cơ quan QLNN, trong những năm vừa qua, Chính phủ CHDCND Lào luôn đặt vấn đề thiết lập dân chủ, công khai, minh bạch lên hàng đầu, xem đây là một nội dung quan trọng trong cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước. Doanh nghiệp và người dân khi tiếp cận các cơ quan QLNN sẽ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ, công chức. Các cơ quan QLNN đã thực hiện việc công khai hóa các chính sách ưu đãi; thủ tục, quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Những cải cách về bộ máy QLNN và thủ tục hành chính đã tạo ra sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp của CHDCND Lào nói chung và trên địa bàn tỉnh Attapeu nói riêng; tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của cơ quan QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp hiện vẫn đang có những bất cập sau:
+ Sự phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở cấp Bộ (giữa các Bộ với nhau); giữa cấp Trung ương với cấp tỉnh, huyện, bản chưa rõ ràng. Cụ thể, hiện nay việc QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp có quá nhiều cơ quan, ngành tham gia (ngành Nông - Lâm nghiệp, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính…), nhưng trách nhiệm cụ thể và sự phối hợp giữa các cơ quan chưa được rõ ràng. Tổ chức hệ thống các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý vừa tập trung quan liêu, lại vừa phân tán; vẫn còn sự lẫn lộn giữa các cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp và tổ chức cung ứng dịch vụ công. Điều này đã tạo ra không ít cản trở cho doanh nghiệp, và thậm chí gây nên những khó khăn nhất định cho các cơ quan nhà nước trong QLNN đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.
+ Chức năng, nhiệm vụ QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp của các cơ quan QLNN quy định chung chung, nhưng lại chưa được hướng dẫn chi tiết. Do vậy, trong tổ chức thực hiện rất khó phân biệt giữa chức năng QLNN ở cấp vĩ mô với QLNN của chính quyền địa phương. Việc phân cấp quản lý giữa các cơ quan trung ương với địa phương không rõ ràng. Nhiều công việc QLNN không nhất thiết phải do cấp trung ương thực hiện nhưng vẫn làm như: duyệt thiết kế khai thác rừng, phê duyệt cho phép tận thu lâm sản….
+ Với những quy định hiện hành, khó có thể phân định trách nhiệm của từng cơ quan gắn với hiệu quả QLNN nên khi xảy ra sai phạm không xác định được trách nhiệm pháp lý của từng cơ quan, nên đã quy trách nhiệm một cách chung chung cho cả hệ thống nên gây không ít khó khăn trong đánh giá và xử lý và không nâng cao được ý thức trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý.
+ Do sự hạn chế trong cơ cấu tổ chức nên tình trạng địa phương chưa nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp vẫn còn diễn ra. Điều này đã dẫn tới việc đùn đẩy trách nhiệm quản lý, ỷ lại cấp trên. Sự phân công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền các cấp thiếu cụ thể, dẫn đến quá nhiều hoạt động QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp được đưa lên Chính phủ giải quyết. Điều này dẫn tới việc Chính phủ ôm đồm quá nhiều việc, thậm chí còn bao biện, làm thay cho các cơ quan nhà nước cấp địa phương.
Tình trạng chồng chéo về chức năng, phân định không rõ ràng thẩm quyền giữa trung ương và địa phương dẫn tới hệ quả khi xảy ra sai phạm không cơ quan nào chịu trách nhiệm.
+ Những cải cách thủ tục hành chính về căn bản đã đảm bảo tính dân chủ, minh bạch của hệ thống hành chính, những cải cách nêu trên đã được
thực hiện một cách đúng quy trình, thể hiện ý chí, bản chất chính trị của Nhà nước CHDCND Lào, song trong thực tế, vẫn còn không ít doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp xúc với cơ quan QLNN. Tình trạng mất dân chủ vẫn còn tồn tại với các biểu hiện đặc trưng như sách nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn; bệnh quan liêu, mệnh lệnh… của một số ít cán bộ, công chức khi tiếp xúc với các doanh nghiệp và người dân. Chính phủ Lào nhận thức được đây là vấn đề nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin, gây ảnh hưởng không tốt đối với môi trường kinh doanh nên đã có nhiều chính sách, biện pháp cứng rắn để chống lại tình trạng này, với quyết tâm làm dân chủ hóa, trong sạch bộ máy hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
+ Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫn còn nhiêu khê, rườm rà, phức tạp. Sự khó khăn ở đây xuất phát từ những yếu tố mang tính khách quan và chủ quan. QLNN bằng pháp luật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường là một lĩnh vực mới, việc QLNN đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp liên quan tới nhiều ngành, nhiều cơ quan khác nhau như Bộ Nông - Lâm nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh xét về mặt hình thức chỉ tồn tại một đầu mối, song xét về thực chất chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp phải trải qua hàng chục đầu mối mới đến nơi cuối cùng để nộp hồ sơ đăng ký. Sự rườm rà về thủ tục này đã gây khó khăn, cản trở sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, bên cạnh sự chặt chẽ quá mức cần thiết thì vẫn còn tình trạng buông lỏng QLNN trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Mặc dù thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp rất chặt chẽ, thậm chí đến mức phức tạp, rườm ra như đã phân tích trên. Song trong thực tế vẫn có sự buông lỏng QLNN trong quá trình cấp phép. Vẫn còn tình trạng một doanh nghiệp hoạt động không đăng ký, hoạt động chui, lách các quy định pháp luật để trốn thuế, kinh doanh phi pháp.
Những rắc rối trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫn là một rào cản lớn khiến các doanh nghiệp “bức xúc”, họ gặp không ít khó khăn với những khoản chi phí, thời gian bỏ ra để hoàn thành các thủ tục hành chính, điều này đã tạo ra nhiều rào cản về phía doanh nghiệp. Nếu tình trạng này không được xủ lý kịp thời thì các doanh nghiệp sẽ khó có thể cạnh tranh với các nước khác trong quá trình hội nhập. Vấn đề đặt ra với công tác QLNN là phải cải thiện hơn nữa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa và rõ ràng, góp phần hạn chế các khoản phí “không chính thức”, ngăn chặn nạn tham nhũng, giảm bớt sự phiền hà cho doanh nghiệp.