- Bộ Tài chính
2.3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tạ
Thứ nhất, tư duy quản lý cũ và sự thiếu hoàn thiện của cơ chế thị
trường. CHDCND Lào đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, các hoạt động QLNN đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thường diễn ra hầu hết ở địa bàn núi cao, biên giới, nơi mà kinh tế chậm phát triển, trình độ nhận thức pháp luật thấp. Đây là giai đoạn giao thoa giữa cơ chế cũ và mới; giữa tư duy bảo thủ, trì trệ với tư duy đổi mới. Cơ chế mới hình thành chưa đồng bộ; cơ chế cũ vẫn còn duy trì chưa được xóa bỏ triệt để, do đó để hoàn thiện cơ chế quản lý mới gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn những lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nền kinh tế thị trường ở Lào còn rất sơ khai, thể chế kinh tế chưa hoàn thiện đây là môi trường không thuận lợi của hoạt động kinh doanh và QLNN.
Thứ hai, ý thức pháp luật của người dân, doanh nghiệp và thậm chí
của đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao. Xã hội Lào vẫn chưa phải là xã hội công nghiệp hiện đại; tàn tích của tư duy tiểu nông, nếp làm ăn nhỏ vẫn tồn tại và chi phối đến đời sống hàng ngày của người dân. Hiện nay, người dân, doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ, công chức ở Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng vẫn chưa hình thành thói quen tôn trọng và xử sự theo pháp luật, pháp luật vẫn bị xem nhẹ. Tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật vẫn xảy ra, các cơ quan QLNN vẫn còn buông lỏng quản lý; hoặc
lợi dụng chức vụ được giao để gây khó khăn cho doanh nghiệp; tình trạng doanh nghiệp phải “đi đêm” với cán bộ công chức làm công tác QLNN vẫn xảy ra và ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp.
Thứ ba, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ; vẫn còn nhiều khoảng
trống chưa được điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù xác định chủ trương xây dựng NNPQ, tăng cường QLNN bằng pháp luật, nhưng hiện nay hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt đông khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng vẫn còn hết sức manh mún, thiếu tính chặt chẽ và sự đồng bộ. Nhiều VBQPPL được ban hành mang tính giải pháp tình thế, thiếu tầm nhìn tổng thể trong mối quan hệ của cả hệ thống.
Thứ tư, năng lực của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
chức còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Đội ngũ những người làm công tác QLNN và cơ quan QLNN vẫn còn chưa theo kịp tốc độ phát triển. Ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng vẫn còn tình trạng những người làm công tác QLNN chưa được đào tạo một cách căn bản kiến thức QLNN, đặc biệt là ở các địa phương. Do sự bất cập của công tác cán bộ (tuyển dụng, bổ nhiệm, giao việc, đãi ngộ…) nên nhìn chung đội ngũ cán bộ chưa thực sự đủ mạnh để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Mặc dù đã có những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, song nhìn chung hiệu quả vẫn còn thấp. Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chất lượng chưa cao; công tác quy hoạch cán bộ, công chức vẫn nặng về hình thức; chế độ tiền lương chưa thực sự khuyến khích cán bộ làm việc.
Thứ năm, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động của các
cơ quan QLNN trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp vừa thiếu, vừa lạc hậu, gây không ít khó khăn cho đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác QLNN ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng.