Tăng cường xử lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tội phạm

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 102 - 105)

- Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý

3.2.3.2. Tăng cường xử lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tội phạm

chống tội phạm

Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp không những góp phần răn đe mà còn đảm bảo công bằng giữa các chủ thể; ai vi phạm thì bị xử lý và phải có trách nhiệm khắc phục thiệt hại. Để tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, đảm bảo quyền lợi của đối tượng bị thanh tra, cần phải xây dựng cơ chế xử lý vi phạm phù hợp, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp.

Hiện nay, hoạt động thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng, địa bàn phức tạp, trong khi đó thiết bị kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ QLNN còn hạn chế. Điều này đã gây nên không ít khó khăn như: không đủ người để kiểm tra, thanh tra; không có các thiết bị hiện đại phục vụ công tác; đối tượng vi phạm dùng rất nhiều thủ đoạn để đối phó, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy đòi hỏi cơ quan kiểm tra,

thanh tra phải được tăng cường nguồn nhân lực và các thiết bị kỹ thuật cần thiết, phục vụ cho hoạt động chuyên môn.

Thực hiện xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại xử phạt bằng tiền mà còn bắt buộc chủ thể vi phạm phải khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra. Việc xử lý vi phạm không chỉ giới hạn trong xử lý vi phạm hành chính, mà tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm và thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất là đối với những lĩnh vực nhạy cảm, phát sinh nhiều vi phạm nghiêm trọng như khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Việc giải quyết các khiếu nại của đối tượng bị thanh tra cần được thực hiện một cách nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp bị thanh tra cảm thấy mình không hài lòng với kết luận thanh tra của cơ quan QLNN họ có quyền khiếu nại để đảm bảo quyền lợi của mình. Ở CHDCND Lào hiện nay cơ chế giải quyết khiếu nại hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, thể hiện qua: (1). Tâm lý e ngại khi phải khiếu nại các cơ quan QLNN; (2). Cơ chế giải quyết khiếu nại rườm rà, qua nhiều tầng nấc, chậm trễ; đây là những vấn đề cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả QLNN.

Mặt khác, về phía các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch các hoạt động thanh tra, quyết định thanh tra. Trong quá trình thanh tra mà xâm hại tới lợi ích của các doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm giải trình trách nhiệm bằng văn bản, hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng xin lỗi, bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra; kỷ luật nghiêm các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm. Để cơ chế này vận hành có hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc như: việc khiếu nại phải được thực hiện dễ dàng về thủ tục, ngắn gọn về thời gian; đảm bảo tính

khách quan trong giải quyết, chống lại các hành vi trù dập, gây khó khăn cho người khiếu nại; việc xử lý phải công khai...

Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động hết sức quan trọng góp phần phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Xuất phát từ việc chấp hành không đúng các quy định của pháp luật và vì động cơ cá nhân, lợi ích cục bộ mà các đối tượng có hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác, của Nhà nước. Từ đó dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản giữa các chủ thể. Vì vậy, cần phải coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và của Nhà nước; đây là hoạt động không thể thiếu trong QLNN bằng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, kiểm tra, trước mắt cần giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước đến nay. Các cơ quan chức năng cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc thanh tra chuyên ngành làm tốt công tác tiếp dân, doanh nghiệp. Quy định cụ thể thời gian định kỳ của tuần, của tháng và bố trí cán bộ có năng lực làm công tác đón tiếp. Đồng thời, hướng dẫn các cơ quan QLNN cấp dưới giải quyết từ gốc các vấn đề vi phạm pháp luật và các xung đột về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm. Mặc dù trong những năm vừa qua các vi phạm trên lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, xử lý vi phạm hành chính mà chưa truy cứu trách nhiệm hình sự. Song, trước yêu cầu tình hình mới, trước sự diễn biến phức tạp của hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thì việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm là yêu cầu cần thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w