Khái quát tình hình khai thác, chế biến và buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 59 - 60)

- Bộ Tài chính

2.1.2. Khái quát tình hình khai thác, chế biến và buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh

buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là một trong những hoạt động sôi động nhất và giữ vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Attapeu.

- Năm 2005-2006 có 595 đơn vị đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 130,597 tỷ kíp; trong đó vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 13,515 tỷ kíp [60].

- Năm 2006-2007 có có 551 đơn vị đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 124,093 tỷ kíp; trong đó vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 12 tỷ kíp [60].

- Năm 2007-2008 có có 503 đơn vị đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 284,949 tỷ kíp; trong đó vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 132,185 tỷ kíp [60].

- Năm 2008-2009 có 399 đơn vị đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 129,429 tỷ kíp; trong đó vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,041 tỷ kíp [60].

Về các loại hình doanh nghiệp. Ở tỉnh Attapeu chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu Attapeu. Tất cả các doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản ở tỉnh Attapeu hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; trong đó, có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Việt Nam và 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc.

Phần lớn các sản phẩm lâm sản của doanh nghiệp sản xuất ra đều phục vụ nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là đồ gỗ nên thường phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ của nước ngoài. Do đó, nếu như ở các nước nhập khẩu, nhu cầu giảm, hoặc có sự khủng hoảng kinh tế; hoặc có sự bảo hộ đối với hàng hóa sản xuất trong nước thông qua hàng rào kỹ thuật hay thuế quan thì thị trường

của các doanh nghiệp Lào khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản thường bị giảm sút.

Mặt khác, thị trường này cũng có thể bị thu hẹp nếu như chính phủ Lào đề ra các chính sách có tác động đến hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp như đóng cửa rừng; hạn chế xuất khẩu lâm sản, đặc biệt là gỗ chưa qua chế biên; hoặc các chính sách về tỷ giá. Trong thực tế những năm vừa qua các doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của CHDCND Lào cũng đã phải chịu nhiều tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và điều tiết vĩ mô của Chính phủ.

Khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản là một trong những hoạt động truyền thống, các doanh nghiệp Lào có nhiều thế mạnh, song trong những năm vừa qua trước xu thế hội nhập kinh tế - quốc tế, mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Lào đang phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt từ các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Trong 9 tháng cuối năm 2009-2010 đã có 03 doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản đến từ Việt Nam, hoạt động theo pháp luật kinh doanh của CHDCND Lào, đó là các công ty như Công ty Hoàng Anh, Công ty Đức Duy Bình Định, Công ty Võ Đài Khóa. Sự có mặt của các công ty nước ngoài tại CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng đặt các doanh nghiệp Lào trước tình thế phải cạnh tranh gay gắt hơn; hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w