Về tổ chức thực hiện pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 39 - 41)

doanh nghiệp. Tại các kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua những dự án luật do Chính phủ trình. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành luật, pháp lệnh về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Các văn bản dưới luật như: Nghị định, quyết định sẽ do Chính phủ ban hành trên cơ sở kiến nghị, tham mưu của các Bộ.

Cụ thể, theo quy định hiện nay, Bộ Nông - Lâm, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư… có thẩm quyền trình Chính phủ dự án luật; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt và theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ban hành các chỉ thị, quyết định, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; đưa ra các văn bản dưới luật khác thuộc thẩm quyền của mình. Đối với việc quản lý một số lĩnh vực hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp có liên quan đến các bộ khác, Bộ Công thương thông phối hợp với các bộ đó ra thông tư liên bộ.

- Về tổ chức thực hiện pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bánlâm sản lâm sản

Pháp luật là công cụ sắc bén mà Nhà nước sử dụng để quản lý xã hội, song pháp luật chỉ phát huy được vai trò và giá trị của mình khi nó được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống; do đó, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi nó xuất hiện. Thực hiện pháp luật trước hết là một trong những hình thức chủ yếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Tổ chức thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích của Nhà

nước nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Pháp luật chỉ thực sự trở thành công cụ chủ yếu trong QLNN đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp khi nó được đưa vào áp dụng trong thực tiễn quản lý - với tư cách là công cụ QLNN chủ yếu và được các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh. Do vậy, việc tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả, hiệu lực của hoạt động QLNN trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp được tiến hành thông qua các hình thức sau: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp được thực hiện bởi các chủ thể của quan hệ pháp luật, đó là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp bao gồm những hoạt động cơ bản sau:

- Tuân thủ pháp luật. Là hình thực thực hiện pháp luật trong lĩnh vực

khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp; trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không thực hiện những vi phạm pháp luật.

- Thi hành pháp luật. Là hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. Đây cũng là quá trình các cơ quan QLNN thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

- Sử dụng pháp luật. Là hình thức thực hiện pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền tự do pháp lý của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w