Bất động sản là đối tượng đăng ký trong pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 44 - 46)

hòa Liên bang Đức

Luật về thủ tục đăng ký bất động sản của Cộng hịa Liên bang Đức có quy định hạn chế hơn về phạm vi đối tượng đăng ký, cụ thể là chỉ điều chỉnh việc đăng ký các quyền liên quan đến hai loại tài sản là đất và cơng trình xây dựng.

Luật về thủ tục đăng ký bất động sản của Cộng hòa Liên bang Đức

quy định bất động sản được đăng ký vào sổ địa bạ là "đất đai được đăng ký vào sổ địa bạ theo các danh mục được xây dựng ở các bang" (khoản 2 Điều 2);

"Các thửa đất của Liên bang, các Bang, địa phương, đơn vị hành chính, nhà thờ, chùa chiền, nhà trường, cơng trình thốt nước, đường sá cơng cộng cũng như các khoảnh đất phục vụ giao thông công cộng chỉ đăng ký vào sổ địa bạ khi chủ sở hữu hoặc người có quyền đề nghị" (khoản 2 Điều 3);

Trong trường hợp các tờ địa bạ về nhà ở được lập và quản lý theo các quy định có hiệu lực trước ngày việc gia nhập Liên bang có hiệu lực, thì các quy định pháp luật này vẫn tiếp tục được áp dụng. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc công bố công khai việc lập tờ địa bạ về nhà trong sổ địa bạ của thửa đất. Chủ sở hữu nhà cũng có thể đưa đơn yêu cầu lập tờ địa bạ về nhà (khoản 4 Điều 144) [47].

Như vậy, có thể thấy Luật về thủ tục đăng ký bất động sản của Cộng hòa Liên bang Đức chỉ tập trung điều chỉnh việc đăng ký các quyền liên quan đến đất và cơng trình xây dựng là các loại bất động sản quan trọng, tương đối ổn định, có giá trị cao và là đối tượng chủ yếu tham gia vào các giao dịch trên thị trường bất động sản.

2.2.2.3. Nhận xét, đánh giá

Như vậy, khi xem xét bất động sản là đối tượng đăng ký theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức ta nhận thấy những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, phạm vi đối tượng là bất động sản được đăng ký của Cộng

hòa Liên bang Đức hẹp hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu như theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đất đai, nhà ở, cơng trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm đều thuộc đối tượng đăng ký bất động sản thì theo pháp luật Cộng hịa Liên bang Đức chỉ có đất đai và cơng trình xây dựng là đối tượng đăng ký. Đối tượng đăng ký là cơng trình xây dựng ở đây là cơng trình xây dựng dạng nhà, và chủ sở hữu có thể yêu cầu lập tờ địa bạ riêng về nhà.

Thứ hai, việc xác định đối tượng đăng ký của pháp luật Cộng hòa Liên

bang Đức được quy định rõ, trong khi đó, pháp luật Việt Nam cịn có sự hiểu chung chung, chưa rõ ràng và không thống nhất. Với đối tượng đăng ký là "cơng trình xây dựng", pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ những cơng trình xây dựng loại nào thì được đăng ký theo pháp luật về đăng ký bất động sản. Trên thực tế, các cơng trình như nhà ga, bến cảng, hầm mỏ,…cũng là cơng trình xây dựng nhưng chưa có cơng trình nào được đăng ký theo pháp luật về đăng ký bất động sản và khi có yêu cầu về đăng ký các loại tài sản này thì cơ quan đăng ký bất động sản khơng thực hiện. Có một số cơng trình xây dựng được đem thế chấp nhưng không được đăng ký theo pháp luật đăng ký bất động sản mà người yêu cầu đăng ký phải thực hiện đăng ký theo pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm với hình thức đăng ký thông báo xác lập thứ tự ưu tiên thanh tốn. Thực tế này dẫn đến thơng tin về tài sản tại cơ quan đăng ký bất động sản không được quản lý một cách đầy đủ và người dân khi yêu cầu đăng ký đối với loại tài sản này thì khơng biết phải đến cơ quan nào khi mà tài sản là bất động sản lại không được đến đăng ký tại cơ quan đăng ký bất động sản!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)