Các quy định về đăng ký bất động sản phân tán trong nhiều đạo luật khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 79 - 80)

đạo luật khác nhau

Hiện nay, các quy định về đăng ký bất động sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở 2005, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009, các văn bản hướng dẫn thi hành. Mặc dù năm 2009, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản nhưng Luật này cũng chỉ mới dừng lại ở việc sửa đổi pháp luật về đất đai theo hướng thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay vì cấp nhiều loại giấy như trước đây và quy định thống nhất về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Luật Đất đai năm 2003 hiện vẫn đang điều chỉnh vấn đề đăng ký các biến động liên quan đến quyền sử dụng đất (các giao dịch về quyền sử dụng đất); Luật Nhà ở

vẫn quy định nhiều nội dung liên quan đến giao dịch về nhà ở… Do đó, trên thực tế, hoạt động đăng ký bất động sản vẫn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là giải pháp trước mắt nhằm khắc phục tình trạng nhiều giấy chứng nhận đang gây khó khăn cho người dân khi thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản chứ chưa phải là giải pháp tối ưu để nhất thể hóa các quy định về đăng ký trong một đạo luật thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)