Quy định cung cấp thông tin về bất động sản theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 53 - 56)

Việt Nam

Hiện nay, các quy định cung cấp thông tin về bất động sản được hiểu là các quy định cung cấp thông tin về đất đai theo quy định của pháp luật đất đai, các quy định cung cấp thông tin về nhà ở theo pháp luật về nhà ở.

Đối với cung cấp thông tin về đất đai, Điều 11 Nghị định số

181/2004/NĐ-CP quy định một trong các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai là dịch vụ thông tin về đất đai. Theo quy định, các thông tin về đất đai (trong phạm vi pháp luật cho phép) được cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu.

Theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính (sau đây gọi là Thơng tư số 09/2007/TT-BTNMT) thì thơng tin về đất đai được hiểu là các thông tin về hiện trạng thửa đất, thông tin về chủ sử dụng đất, những biến động liên quan đến hiện trạng cũng như quyền sử dụng đất được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính. Thơng tin trong cơ sở dữ liệu địa chính gồm có những thơng tin sau đây: thơng tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất; thông tin về người sử dụng đất; thông tin về những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất.

- Về quyền tìm hiểu thơng tin: Theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT, tổ chức, cá nhân có thể tìm hiểu thơng tin về đất đai dưới các hình thức: tra cứu thơng tin; trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin hồ sơ địa chính vào thiết bị nhớ của máy tính

- Về thẩm quyền cung cấp thơng tin: Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin đất đai của

địa phương dưới các hình thức nêu trên, trừ các thơng tin thuộc danh mục bí mật nhà nước khơng được phép cơng bố. Văn phịng đăng ký quyền sử dụng

đất thuộc Phịng Tài ngun và Mơi trường cung cấp thông tin đất đai của

địa phương dưới các hình thức nêu trên (khơng bao gồm hình thức sao thơng tin hồ sơ địa chính vào thiết bị nhớ của máy tính), trừ các thơng tin thuộc danh mục bí mật nhà nước khơng được phép cơng bố. Ủy ban nhân dân cấp

xã cung cấp thông tin đất đai của địa phương dưới hình thức tra cứu thơng tin,

trừ các thơng tin thuộc danh mục bí mật nhà nước khơng được phép công bố. Cơ quan cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm đối với nội dung thông tin

đã cung cấp và phải xác nhận bằng văn bản về độ tin cậy của nội dung thông tin khi người sử dụng thơng tin có u cầu.

Đối với cung cấp thông tin về nhà ở, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP

ngày 23/6/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP) cũng quy định nội dung quản lý và cung cấp thông tin về nhà ở. Theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này thì thơng tin về nhà ở là các thơng tin liên quan đến hiện trạng và tình trạng pháp lý của nhà ở, đất ở có trong hồ sơ nhà ở (khoản 4) Sở Xây dựng quản lý hồ sơ về nhà ở của tổ chức; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài; nhà ở thuộc sở hữu chung của tổ chức và cá nhân; Phịng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện quản lý hồ sơ về nhà ở của cá nhân (gồm cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất) (khoản 1). Trong trường hợp có u cầu tìm hiểu thơng tin về nhà ở, tổ chức, cá nhân phải có văn bản đề nghị cung cấp thông tin. Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở theo thẩm quyền sẽ cung cấp thơng tin bằng hình thức văn bản, qua mạng điện tử, sao chụp hoặc trích lục hồ sơ.

Mặc dù pháp luật cho phép người dân có quyền tiếp cận và tìm hiểu thơng tin từ hệ thống cơ quan đăng ký bất động sản nhưng thực tiễn cho thấy nhu cầu tìm hiểu thơng tin của người dân cịn rất hạn chế. Theo Báo cáo khảo sát về tổ chức và hoạt động đăng ký bất động sản tại một số địa phương năm 2007, số lượng đơn yêu cầu cung cấp thông tin về bất động sản ở hầu hết các tỉnh còn thấp so với số lượng các giao dịch được đăng ký tại các cơ quan đăng ký. Các số liệu khảo sát như sau:

* Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

- Quận Tân Phú: năm 2006 có 270 đơn u cầu cung cấp thơng tin về địa chính, cịn 6 tháng đầu năm 2007 có 930 đơn yêu cầu cung cấp thơng tin về địa chính;

- Quận Gị Vấp, năm 2005 có 27 trường hợp, năm 2006 có 24 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2007 có 371 trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin… [18, tr. 15]

* Tại tỉnh Thái Bình:

Từ năm 2005 đến thời điểm khảo sát, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh đã thực hiện các việc cung cấp thông tin sau:

- Cung cấp thông tin cho chủ sử dụng đất: 95 trường hợp (gồm: 64 tổ chức và 31 cá nhân);

- Cung cấp thông tin về bản đồ: 22 trường hợp;

- Cung cấp thông tin về mốc tọa độ, độ cao: 20 trường hợp [18, tr. 15]. Những số liệu trên phản ánh một thực tế là, thông tin về bất động sản được cung cấp rất ít, chưa kịp thời cho thị trường, ý thức của người dân về sự cần thiết phải tìm hiểu thơng tin về bất động sản khi ký kết hợp đồng về bất động sản chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)