Xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ về tình trạng pháp lý của bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 88 - 89)

sắc. Để thực hiện mục tiêu này, trước hết, cần rà soát để loại bỏ những quy định pháp luật hiện hành với những thủ tục đăng ký rườm rà, bất hợp lý hiện đang cản trở sự phát triển của hệ thống đăng ký, gây phiền hà cho người dân. Đơn giản hóa trình tự, thủ tục đăng ký không chỉ giúp cơ quan đăng ký hoạt động hiệu quả, linh hoạt, đáp ứng tốt những đòi hỏi của thực tiễn mà còn thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tích cực tiến hành đăng ký nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3.2.2. Xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ về tình trạng pháp lý của bất động sản động sản

Hiện nay, thơng tin về tình trạng pháp lý của bất động sản được lưu giữ tại cơ quan đăng ký không thực sự đầy đủ. Những hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản trong nhiều trường hợp chưa được đăng ký. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, các cơ quan đăng ký bất động sản mới chỉ thực hiện đăng ký việc kê biên quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án, còn đa số các hạn chế khác đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, cơng trình xây dựng như: thỏa thuận về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề; quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhằm ngăn chặn những giao dịch được xác lập đối với tài sản gắn liền với đất); quyết định mở thủ tục phá sản (nhằm bảo đảm việc cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện) không được đăng ký.

Thực tế này dẫn đến sự thiếu tin cậy đối với các thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, tình trạng pháp lý của bất động sản khơng được cơng khai hóa một cách đầy đủ cho người có nhu cầu tìm hiểu.

Việc xây dựng cơ chế đăng ký bất động sản hướng tới mục tiêu cơng khai, minh bạch hóa tình trạng pháp lý của bất động sản, trong đó nổi bật vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng, các quyền phát sinh từ hợp đồng, giao dịch có liên quan, quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. Đồng thời, với quy định thông tin về bất động sản được cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu sẽ giúp cho họ có cơ sở để xem xét, quyết định việc tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế liên quan đến bất động sản. Đó chính là các điều kiện tiên quyết đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch về bất động sản; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, chủ sử dụng bất động sản và cá nhân, tổ chức có liên quan.

Chính vì vậy, việc xây dựng hồ sơ pháp lý thống nhất, tập trung về bất động sản là mục tiêu quan trọng, cơ bản cần hướng tới. Đó cũng là một trong những phương hướng để hoàn thiện pháp luật đăng ký bất động sản qua đó một mặt đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với bất động sản, mặt khác đáp ứng yêu cầu cơng khai hóa thơng tin của của thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa việt nam và cộng hòa liên bang đức (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)