Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Điều tra, khảo sát thực tiễn là nhằm mục đích thu thập số liệu để đánh giá thực tế về năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp và công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp một cách khách quan.

Đây là cơ sở phân tích những ưu điểm, những hạn chế và tìm kiếm nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tổ chức phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp và công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp với những nội dung cụ thể sau:

- Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng tổ chức tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng kiểm tra - đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Luận văn tiến hành khảo sát trên 85 người, bao gồm: - Cán bộ quản lý: 15 người.

- Giảng viên nhà trường: 70 người.

2.2.4. Cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu

Phiếu hỏi được phát cho cán bộ quản lý, giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang thực hiện tại chỗ và nộp lại cho cán bộ điều tra. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê tốn học.

Dựa vào các phép toán thống kê để tiến hành xử lí số liệu nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học mang tính khái qt. Sử dụng cách tính điểm trung bình để tính điểm đạt được của từng nội dung khi điều tra thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp và công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp.

Các đối tượng khảo sát được yêu cầu lựa chọn trong số những câu trả lời có sẵn, được đánh giá bằng điểm số ở 3 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp như sau:

Tốt: 3 điểm; Đạt/Trung bình: 2 điểm; Khơng đạt/Khơng tốt: 1 điểm. Như vậy, thang đo được sử dụng thống nhất với 3 mức độ nên điểm trung bình tối đa là 3 điểm, tối thiểu là 1 điểm theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, điểm chênh lệch của mỗi mức độ đạt được là 0.66, cụ thể như sau:

Mức tốt: 2.33 ≤ ĐTB ≤ 3

Mức Đạt/Trung bình: 1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.32 Mức Không đạt/Không tốt: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)