Các yếu tố ảnh hưởng phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 53 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

chuẩn nghề nghiệp

1.4.1. Nhóm các yếu tố khách quan

1.4.1.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ

Trong xã hội ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chuyển dịch tự động hóa sang số hóa, là cuộc cách mạng của sự sáng tạo, với công nghệ mới (robot, nano, tin học lượng tử,...) đưa đến nhiều thời cơ để phát triển thị trường, tiếp cận công nghệ hiện đại, hội nhập thế giới. Nhưng khoa học công nghệ phát triển cũng đặt ra khơng ít thách thức, tạo sự cạnh tranh quyết liệt giữa phát triển lực lượng, cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động, nguy cơ đào thải lao động có kỹ năng thấp. Bối cảnh đó địi hỏi nguồn nhân lực khơng chỉ có trình độ chun mơn ngành nghề cụ thể mà cần có năng lực thích ứng, linh hoạt, học hỏi, tiếp nhận và sáng tạo để làm việc trong môi trường thay đổi nhanh. Từ đó, giáo dục nghề nghiệp nói chung và hoạt động đào tạo của các nhà trường cao đẳng nói riêng phải không ngừng đổi mới. Muốn vậy, phải bắt đầu từ phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ đủ số lượng, cơ cấu đồng bộ mà còn chú trọng chất lượng, không chỉ đạt chuẩn nghề nghiệp mà còn vượt chuẩn nghề nghiệp.

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học cơng nghệ địi hỏi đội ngũ giảng viên cao đẳng phải có tính chun nghiệp hóa, khả năng sáng tạo cao, phương pháp đào tạo linh hoạt,ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin. Các nhà trường cao đẳng phải sắp xếp lại quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giảng viên; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ theo hướng chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng u cầu, địi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học cơng nghệ.

1.4.1.2. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát triển đội ngũ nhà giáo các cấp nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng nói riêng. Tuy nhiên, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Nhà nước, cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên chỉ thực sự hiệu quả khi các nhà trường cao đẳng giải quyết được các bất cập hiện nay về: Dự báo nhu cầu nhân lực; cơ chế nhà nước "đặt hàng" đào tạo nhân lực các ngành nghề mũi nhọn theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước; cơ chế quản lý, kiểm soát sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; chính sách ưu đãi đối với nhà giáo; chính sách thu hút chun gia có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp; cơ sở vật chất và thiết bị trường học chưa đầu tư đồng bộ theo chuẩn; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên chưa đáp ứng nhu cầu;…

1.4.1.3. Xu hướng phát triển đào tạo nghề nghiệp trong xã hội

Là một bộ phận của giáo dục nghề nghiệp, hoạt động của các nhà trường cao đẳng nói chung và vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nói riêng chịu tác động của xu hướng phát triển đào tạo nghề nghiệp trong xã hội.

Trong xã hội hiện đại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta, nhu cầu lao động của xã hội, nhu cầu học nghề của người học cũng thay đổi nhanh chóng theo loại nghề, trình độ tay nghề, cơ cấu nghề trong từng địa phương và trong cả nước. Yêu cầu đó địi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nói riêng phải được phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp mới đáp ứng nhu cầu đa dạng, luôn biến đổi và ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội đang chịu tác động sâu sắc của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và tồn cầu hóa.

1.4.1.4. Nhu cầu học nghề của người dân

Là một bộ phận của giáo dục nghề nghiệp, hoạt động của các nhà trường cao đẳng nói chung và vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nói riêng chịu tác động của nhu cầu học nghề của người dân.

Theo thời điểm cụ thể của một vùng, địa phương nhất định, sự phát triển kinh tế, xã hội với nhu cầu nghề nghiệp khác nhau mà nhu cầu học nghề của nhân dân cũng biến động không ngừng. Nhu cầu học nghề của người dân luôn thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, mục tiêu, chương trình, cơ cấu và nội dung đào tạo nghề của các nhà trường cao đẳng. Khi nhu cầu được đào tạo nghề của người học được đáp ứng theo nguyện vọng, người học sẽ yên tâm học tập để tạo nghề cho chính họ. Từ đó, người học - sinh viên trong các trường cao đẳng chủ động tự học, học trong sự tương tác với bạn dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Chất lượng đào tạo của nhà trường từ đó mà ngày được nâng cao, cùng với đó là những tác động ngược trở lại với cơng tác phát triển chất lượng đội ngũ.

1.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan

1.4.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên

Trình độ nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên có vai trị, ý nghĩa lớn trong việc phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp. Phát huy được thế mạnh của đội ngũ giảng viên trong giảng dạy và tham gia các hoạt động của nhà trường cao đẳng là một trong các điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, cũng là góp phần tích cực cho cơng tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp.

Trong các trường cao đẳng, cán bộ quản lý phải là những người đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu các mục tiêu của chương trình đào tạo, các nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức dạy học có hiệu quả, là nhân tố quan trọng tập hợp đội ngũ giảng viên. Những cơ sở đào tạo có bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội sẽ huy động được sức mạnh tập thể trong xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường, trong đó có nội dung phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức đầy đủ về phát triển nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp, coi đó là địi hỏi tất yếu đối với lao động nghề nghiệp của thì cán bộ quản lý sẽ đề ra được chiến lược, kế hoạch cụ thể để quản

lí phát triển nghề nghiệp đội ngũ giảng viên một cách hiệu quả; và bản thân mỗi giảng viên cũng tự giác bồi dưỡng nâng cao năng lực, đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định.

1.4.2.2. Cơ chế quản lý của các trường dạy nghề

Khi có hiểu biết đầy đủ về phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp, cán bộ quản lý các nhà trường cao đẳng sẽ lựa chọn các mơ hình phát triển phù hợp với thực tiễn đội ngũ giảng viên nhà trường. Việc lựa chọn mơ hình phù hợp sẽ giúp khai thác thế mạnh của các giảng viên có kinh nghiệm nghề nghiệp, có uy tín để hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trong nhà trường.

Bên cạnh đó, mơi trường công tác dân chủ cởi mở trong nhà trường cao đẳng cũng có tác động đến cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp. Khơng khí làm việc trong nhà trường tích cực sẽ là động lực thúc đẩy sự tiến bộ đối với mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo.

1.4.2.3. Cơ sở vật chất và điều kiện trang, thiết bị của nhà trường

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cao đẳng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập của sinh viên. Đối với hoạt động đào tạo của nhà trường, nếu khơng có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học thì hiệu quả đào tạo nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng sẽ bị hạn chế nhất định, không tạo được môi trường thuận lợi để tác động, khuyến khích mạnh mẽ đến tính tích cực dạy học, nghiên cứu, tích cực tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên. Để đáp ứng đòi hỏi trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường, trang thiết bị dạy học cần được đồng bộ và hiện đại; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động đào tạo nói chung và các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên nói riêng.

Kết luận chương 1

Phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng là cơng việc cần thiết và quan trọng trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đây là một vấn đề mới, cịn nhiều khó khăn, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

Trường cao đẳng là một loại hình, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng được quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo đó, Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng gồm ba tiêu chí về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động của nhà quản lý các cấp đến đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức chỉ đạo thực hiện các công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và đãi ngộ, sử dụng, sàng lọc… giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường cao đẳng. Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp; Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp; Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp và Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cao đẳng đạt chuẩn nghề nghiệp. Các nhà trường cao đẳng, trực tiếp là Hiệu trưởng, giữ vai trị chính trong phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp.

Quá trình Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, cả khách quan lẫn chủ quan. Đây là những vấn đề cần quan tâm khi đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp, cần tính đến mức độ tác động và ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp, có như vậy mới đem đến hiệu quả và đạt được mục tiêu cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)