Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Kết quả khảo sát ý kiến của 85 đối tượng là cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đã cho thấy thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp, thể hiện kết quả ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp

Các tiêu chí đánh giá cơng tác kiểm tra, đánh

giá đội ngũ giảng viên

Mức độ thực hiện Tổng số điểm Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Trung bình Khơng tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Xây dựng kế hoạch KTĐG định kỳ, đột xuất hằng năm 33 99 40 80 12 12 191 2,25 2 2. Kết hợp nhiều hình thức KTĐG 8 24 42 84 35 35 143 1,68 5 3. KTĐG toàn diện các năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, GV cao đẳng

10 30 51 102 24 24 156 1,84 4

4. KTĐG đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan đúng quy định

30 90 55 110 0 0 200 2,35 1

5. Sử dụng kết quả KTĐG để phân loại, sàng lọc đội ngũ GV

12 36 50 100 23 23 159 1,87 3

6. Kết hợp KTĐG với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

7 21 42 84 36 36 141 1,66 6

Trung bình chung 1,94

Điểm trung bình chung của thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề

nghiệp là 1,94. Với mức điểm này, thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp được đánh giá ở mức độ trung bình. Kết quả phỏng vấn đ/c L.V.S Trưởng khoa Điện với câu hỏi “Đ/c tự đánh giá việc thực hiện hoạt động đánh giá giảng viên ở mức độ nào và hãy nêu một vài nguyên nhân cho nhận định đó? Câu trả lời như sau: Khi thực hiện đánh giá bản thân tôi cũng chú trọng kết hợp nhiều kênh đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá một cách khách quan nhất. Tuy nhiên việc đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp thì cũng chưa được hồn tồn triệt để do bối cảnh chung của đội ngũ giảng viên nhà trường. Nếu áp dụng cứng nhắc thì vơ tình cũng tạo ra sự không công bằng đối với cán bộ của khoa”.

Cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đánh giá mức độ thực hiện tốt, đạt điểm cao nhất với nội dung: KTĐG đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan đúng quy định.

Cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đánh giá mức độ thực hiện trung bình, với điểm số dao động trong khoảng 1,68 - 2,25 với các nội dung: Xây dựng kế hoạch KTĐG định kỳ, đột xuất hằng năm (điểm trung bình 2,25, xếp bậc 2/6); Sử dụng kết quả KTĐG để phân loại, sàng lọc đội ngũ GV (điểm trung bình 1,87, xếp bậc 3/6); KTĐG tồn diện các năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, GV cao đẳng (điểm trung bình 1,84, xếp bậc 4/6); và Kết hợp nhiều hình thức KTĐG (điểm trung bình 1,68, xếp bậc 5/6).

Với yêu cầu: Kết hợp KTĐG với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV thì CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện Khơng tốt (điểm trung bình 1,66, xếp bậc 6/6), cho thấy đây là một nội dung còn rất nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp, cần tìm biện pháp tháo gỡ để phát huy hiệu quả của công tác kiểm tra - đánh giá trong phát triển đội ngũ nhà giáo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)