Các chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao

1.3.3. Các chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp

Đề cập đến chủ thể quản lý nhà trường cao đẳng nói chung và chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng có nhiều văn bản quy phạm. Điều lệ trường cao đẳng ghi rõ:

"Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trường cao đẳng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Trường cao đẳng trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

b) Trường cao đẳng trực thuộc đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

c) Trường cao đẳng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)" [3, Điều 5].

"Trường cao đẳng chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng thuộc quyền quản lý theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan" [3, Điều 6].

Cùng với đó, theo thơng tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cũng đề cập đến chủ thể quản lý nhà trường cao đẳng. Theo đó, có thể xác định các chủ thể phát triển đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng như sau:

1.3.3.1. Các trường cao đẳng giữ vai trò chủ đạo trong phát triển đội ngũ giảng

viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp

Trường cao đẳng có trách nhiệm:

- Thực hiện việc đánh giá, xếp loại nhà giáo hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thơng tư 08, đảm bảo tính trung thực, khách quan, tồn

diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực dạy học và giáo dục của nhà giáo trong điều kiện cụ thể của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, địa phương;

- Việc đánh giá, xếp loại nhà giáo phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua minh chứng phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Thông tư này;

- Căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt;

- Có cơ chế khuyến khích, động viên đối với các nhà giáo đạt chuẩn loại B trở lên để họ đạt chuẩn theo yêu cầu.

Trong nhà trường cao đẳng, hiệu trưởng là chủ thể quản lý, là người đứng đầu điều hành tổ chức, bộ máy của trường cao đẳng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Người hiệu trưởng có vai trị rất quan trọng, là nhân tố có tính quyết định hiệu quả các quá trình quản lý nhà trường.

Hiệu trưởng được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình với xã hội để điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định pháp luật, theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng. Trong đó, đối với cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp, hiệu trưởng lãnh đạo, quản lý thực hiện các nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn (5 năm), ngắn hạn (hằng năm); tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển đội ngũ giảng viên.

1.3.3.2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý nhà nước ở địa phương đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo các quy định tại Thông tư 08 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo quy định.

1.3.3.3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có vai trị thay mặt Bộ Lao động, Thương

binh và Xã hội chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong cả nước, trong đó có hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các trường cao đẳng

Đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên, tổng cục giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các quy định;

- Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm;

- Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

1.3.3.4. Các Bộ, ngành ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương có vai trị lãnh đạo đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có hoạt động giáo dục của các nhà trường cao đẳng

Đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên, trách nhiệm đó là:

- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo các quy định tại Thông tư 08 đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;

- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)