Đặc trưng lao động nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 25 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ giảng viên trường cao đẳng và

1.2.2. Đặc trưng lao động nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng

1.2.2.1. Vị trí, chức năng của giảng viên cao đẳng

"Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp" [3], do đó, nhiều quy định pháp lý về trường cao đẳng được đề cập đến trong Luật giáo dục nghề nghiệp. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt của các cơ sở đào tạo nghề nói chung và các trường cao đẳng nói riêng. Đội ngũ giảng viên cao đẳng có vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp hiện nay ở nước ta; quyết định chất lượng lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh ngồi xã hội. Vì u cầu chất lượng cao cả về giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành để tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nên đội ngũ giảng viên cao đẳng giữ vai trị vơ cùng quan trọng

đối với đào tạo nghề, đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Đội ngũ giảng viên cao đẳng truyền thụ cho học sinh, sinh viên những kiến thức chung, hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự... truyền thụ kiến thức văn hố, kỹ thuật cơ sở như hình hoạ, vẽ kỹ thuật, điện kỹ thuật... và chuyên môn nghề nghiệp như lý thuyết nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Đội ngũ giảng viên cao đẳng cịn có trách nhiệm lớn trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ và hành vi cho học sinh, sinh viên, định hướng và giúp đỡ học sinh, sinh viên trở thành người có nhân cách, biết đối nhân, xử thế, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và cộng đồng bằng kỹ năng nghề nghiệp. Thêm vào đó, đội ngũ giảng viên cao đẳng cịn nỗ lực tạo cho học sinh, sinh viên tiềm năng tiếp tục phát triển và trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức vào đời ngay trên ghế nhà trường cao đẳng. Từ đó, học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của đời sống xã hội và yêu cầu công việc.

Ngày nay, cùng với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phần lớn giảng viên cao đẳng đã có đủ trình độ chun mơn, trình độ kỹ năng nghề, khả năng hiểu biết thực tế, trình độ tin học, ngoại ngữ, sư phạm, khả năng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp giảng dạy mới, ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường cao đẳng.

1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên cao đẳng

Điều 35 trong Điều lệ trường Cao đẳng ghi rõ: "Giảng viên trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 55 của Luật giáo dục nghề nghiệp" [3]. Theo đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 của nước ta quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo trường cao đẳng là:

(1). Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.

(2). Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

(3). Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. (4). Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tơn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

(5). Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đồn thể và các cơng tác xã hội khác.

(6). Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

(7). Ðược ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

(8). Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.

(9). Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.

(10). Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [17]. Ngoài các nhiệm vụ chung được quy định như trên, giảng viên trường cao đẳng còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1). Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.

(2). Thực hiện quy định về chế độ làm việc của giảng viên do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

(3). Được bố trí giảng dạy theo chuyên ngành, nghề được đào tạo; được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

(4). Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy định của pháp luật; giảng viên trong các trường cao đẳng công lập làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

(5). Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy theo kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và giám sát hoạt động của nhà trường; được tham gia cơng tác Đảng, đồn thể và các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.

(6). Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm; được thảo luận, góp ý về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của giảng viên; được nghỉ hè, nghỉ học kỳ, nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

(7). Được ký hợp đồng thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 55 và Điều 57 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

(8). Được hưởng các chính sách quy định tại Điều 58 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

(9). Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng quyền theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ; giảng viên làm công tác quản lý trong trường cao đẳng nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế độ đối với giảng viên theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của trường.

(10). Tham gia quản lý người học; tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng.

(11). Chịu sự giám sát của nhà trường về nội dung, chất lượng, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

(12). Hồn thành các cơng việc khác được trường, khoa hoặc bộ môn phân công.

1.2.2.3. Đặc điểm đội ngũ giảng viên cao đẳng

Xã hội và nền sản xuất hiện đại đang đặt ra những yêu cầu cao cả về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và đội ngũ giảng viên cao đẳng nói riêng. Để đào tạo được nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ văn hố cao, có năng lực chun mơn giỏi, có khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo đối với các thay đổi của khoa học công nghệ và sản xuất, dịch vụ, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay đã và đang không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực. Một số đặc điểm nổi bật của đội ngũ giảng viên cao đẳng hiện nay như sau:

Về trình độ, đội ngũ giảng viên cao đẳng ở nước ta hiện nay có trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT và trình độ đào tạo chuyên môn bậc đại học là tối thiểu. Ở nhiều trường cao đẳng, phần lớn giảng viên có trình độ tối thiểu về chun mơn là trình độ sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ). Đào tạo giáo viên dạy nghề nói chung và giảng viên cao đẳng nói riêng là nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục đại học, trong đó, các trường Đại học sư phạm kỹ thuật và cơng nghệ giữ vai trị quan trọng.

Về cơ cấu thành phần, đội ngũ giảng viên cao đẳng rất đa dạng: Nhà giáo, nhà khoa học, kỹ sư, nghệ nhân quốc gia, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý làm giảng viên khi có đủ Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng.

Về năng lực, kiến thức chun mơn và năng lực sư phạm hiện đại có vai trị quyết định đến năng lực hoạt động của đội ngũ giảng viên cao đẳng. Trong đó, việc hình thành nhân cách thái độ của con người, việc phát triển năng lực tư duy nhận thức trở nên quan trọng hơn việc hình thành kĩ năng kĩ xảo hoạt động lao động nghề nghiệp thuần tuý của đội ngũ giảng viên cao đẳng.

Như tất cả các cấp học khác, đội ngũ giảng viên cao đẳng phải sử dụng thành thạo công nghệ dạy học hiện đại. Các phương tiện thơng tin (máy tính, đa

phương tiện, mơ hình ảo,...) là những phương tiện lao động hàng ngày của đội ngũ giảng viên cao đẳng. Quá trình người giảng viên cao đẳng vừa dạy - vừa học, vừa trau dồi bản thân vừa truyền thụ lại cho người học xen kẽ với nhau.

Ở nước ta hiện nay, trình độ nhận thức xã hội, ngoại ngữ trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên cao đẳng. Ngoại ngữ trở thành chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức nhân loại, giúp đội ngũ giảng viên cao đẳng nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật cơng nghệ mới của thế giới, từ đó ứng dụng vào q trình đào tạo tại các nhà trường cao đẳng.

Hoạt động của đội ngũ giảng viên cao đẳng mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, đa dạng và phức tạp. Hoạt động đó bao gồm: Lao động trí óc (hoạt động tư duy) để giảng dạy lý thuyết, giảng dạy thực hành, giảng dạy tích hợp; Lao động thể lực "miệng nói, tay làm" các hoạt động kỹ thuật trực tiếp như làm mẫu, làm thử các thao tác trực quan, thực hành tháo lắp đặt mô hình, vận hành máy móc thiết bị thành thạo trong mỗi tiết dạy để sinh viên làm theo; Tham gia hoạt động thực hành ứng dụng. Đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi đội ngũ giảng viên cao đẳng phải nắm vững kiến thức khoa học, có tay nghề cao và có sức khỏe đảm bảo, đáp ứng thực hiện đồng thời các hoạt động tư duy và các hoạt động thể lực trong đào tạo nghề nghiệp.

Về môi trường lao động, môi trường hoạt động đào tạo nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên cao đẳng diễn ra ở nhiều điều kiện khác nhau: Trong nhà trường, tại cơ sở sản xuất doanh nghiệp; tại giảng đường, xưởng trường; phương thức đào tạo "kép" hay "song hành", linh hoạt đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)