Nhóm các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Nhóm các yếu tố khách quan

1.4.1.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ

Trong xã hội ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chuyển dịch tự động hóa sang số hóa, là cuộc cách mạng của sự sáng tạo, với công nghệ mới (robot, nano, tin học lượng tử,...) đưa đến nhiều thời cơ để phát triển thị trường, tiếp cận công nghệ hiện đại, hội nhập thế giới. Nhưng khoa học công nghệ phát triển cũng đặt ra không ít thách thức, tạo sự cạnh tranh quyết liệt giữa phát triển lực lượng, cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động, nguy cơ đào thải lao động có kỹ năng thấp. Bối cảnh đó đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ có trình độ chuyên môn ngành nghề cụ thể mà cần có năng lực thích ứng, linh hoạt, học hỏi, tiếp nhận và sáng tạo để làm việc trong môi trường thay đổi nhanh. Từ đó, giáo dục nghề nghiệp nói chung và hoạt động đào tạo của các nhà trường cao đẳng nói riêng phải không ngừng đổi mới. Muốn vậy, phải bắt đầu từ phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ đủ số lượng, cơ cấu đồng bộ mà còn chú trọng chất lượng, không chỉ đạt chuẩn nghề nghiệp mà còn vượt chuẩn nghề nghiệp.

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ đòi hỏi đội ngũ giảng viên cao đẳng phải có tính chuyên nghiệp hóa, khả năng sáng tạo cao, phương pháp đào tạo linh hoạt,ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin. Các nhà trường cao đẳng phải sắp xếp lại quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giảng viên; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ.

1.4.1.2. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát triển đội ngũ nhà giáo các cấp nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng nói riêng. Tuy nhiên, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Nhà nước, công tác phát triển đội ngũ giảng viên chỉ thực sự hiệu quả khi các nhà trường cao đẳng giải quyết được các bất cập hiện nay về: Dự báo nhu cầu nhân lực; cơ chế nhà nước "đặt hàng" đào tạo nhân lực các ngành nghề mũi nhọn theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước; cơ chế quản lý, kiểm soát sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; chính sách ưu đãi đối với nhà giáo; chính sách thu hút chuyên gia có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp; cơ sở vật chất và thiết bị trường học chưa đầu tư đồng bộ theo chuẩn; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên chưa đáp ứng nhu cầu;…

1.4.1.3. Xu hướng phát triển đào tạo nghề nghiệp trong xã hội

Là một bộ phận của giáo dục nghề nghiệp, hoạt động của các nhà trường cao đẳng nói chung và vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nói riêng chịu tác động của xu hướng phát triển đào tạo nghề nghiệp trong xã hội.

Trong xã hội hiện đại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta, nhu cầu lao động của xã hội, nhu cầu học nghề của người học cũng thay đổi nhanh chóng theo loại nghề, trình độ tay nghề, cơ cấu nghề trong từng địa phương và trong cả nước. Yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nói riêng phải được phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp mới đáp ứng nhu cầu đa dạng, luôn biến đổi và ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội đang chịu tác động sâu sắc của công nghiệp hóa - hiện đại hóa và toàn cầu hóa.

1.4.1.4. Nhu cầu học nghề của người dân

Là một bộ phận của giáo dục nghề nghiệp, hoạt động của các nhà trường cao đẳng nói chung và vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nói riêng chịu tác động của nhu cầu học nghề của người dân.

Theo thời điểm cụ thể của một vùng, địa phương nhất định, sự phát triển kinh tế, xã hội với nhu cầu nghề nghiệp khác nhau mà nhu cầu học nghề của nhân dân cũng biến động không ngừng. Nhu cầu học nghề của người dân luôn thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, mục tiêu, chương trình, cơ cấu và nội dung đào tạo nghề của các nhà trường cao đẳng. Khi nhu cầu được đào tạo nghề của người học được đáp ứng theo nguyện vọng, người học sẽ yên tâm học tập để tạo nghề cho chính họ. Từ đó, người học - sinh viên trong các trường cao đẳng chủ động tự học, học trong sự tương tác với bạn dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Chất lượng đào tạo của nhà trường từ đó mà ngày được nâng cao, cùng với đó là những tác động ngược trở lại với công tác phát triển chất lượng đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)