Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và

2.3.3. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp

Kết quả khảo sát ý kiến của 85 đối tượng là cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đã cho thấy thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp, thể hiện kết quả ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ

tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp Các thành tố của

năng lực phát triển nghề nghiệp theo chuẩn

nghề nghiệp Mức độ đạt được Tổng số điểm Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Đạt Không đạt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao 16 48 28 56 41 41 145 1,71 2

2. Phát triển năng lực nghề

nghiệp cho người học 17 51 48 96 20 20 167 1,96 1

Trung bình chung 1,84

Điểm trung bình chung của các nội dung thể hiện thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp là 1,84. Với mức điểm này, năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp được đánh giá ở mức độ trung bình.

Trong hai nội dung thể hiện năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang, tuy cùng được đánh giá mức độ đạt được là trung bình, nhưng nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phát triển đội ngũ là "học tập, bồi dưỡng nâng cao" của giảng viên lại có đánh giá thấp hơn (điểm trung bình 1,71, xếp bậc 2/2). Như vậy, vấn đề học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa được nhà trường và giảng viên quan tâm đúng mức.

Để bổ sung kết quả khảo sát, chúng tôi tiên hành phỏng vấn một số giảng viên tại các Khoa Kinh tế dịch vụ tổng hợp, khoa Cơ khí động lực, khoa Nơng lâm nghiệp với câu hỏi “Đồng chí tự đánh giá như thế nào về khả năng tự học

để phát triển chuyên môn của bản thân. Câu trả lời như sau: 2/3 người được phỏng vấn cho rằng đã thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật chun mơn; có 1/3 người trả lời chỉ cập nhật những thông tin liên quan đến bài dạy cụ thể phục vụ cho việc lên lớp chứ chưa có kế hoạch tự học để phát triển chuyên môn thường xuyên một cách đầy đủ và khoa học do con nhỏ nên bận bịu với cơng việc gia đình”.

Qua tìm hiểu thực tiễn tại nhà trường, chúng tơi nhận thấy có nhiều hạn chế trong công tác này. Hạn chế được thể hiện trên nhiều phương diện như: Việc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của dạy nghề tại nhà trường không được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Việc tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kết quả còn khá thấp so với yêu cầu. Khâu yếu nhất trong công tác này là việc tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi và trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện.

Từ kết quả khảo sát tiêu chuẩn năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Cơng nghệ tỉnh Hà Giang, có thể nói năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang cần được quan tâm để thực hiện ở mức độ cao hơn, hướng đến đáp ứng yêu cầu phát triển và đạt chuẩn, nâng chuẩn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)