Thực trạng năng lực sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và

2.3.2. Thực trạng năng lực sư phạm

Kết quả khảo sát ý kiến của 85 đối tượng là cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đã cho thấy thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp, thể hiện kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp

Các thành tố của năng lực sư phạm theo

chuẩn nghề nghiệp Mức độ đạt được Tổng số điểm Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Đạt Không đạt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

30 90 53 106 2 2 198 2,33 1

2. Chuẩn bị hoạt động

giảng dạy 6 18 48 96 31 31 145 1,71 7

3. Thực hiện hoạt động

giảng dạy 20 609 46 92 19 19 171 2,01 2

4. Kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của người học 18 54 46 92 21 21 167 1,96 3

5. Quản lý hồ sơ dạy học 10 30 50 100 25 25 155 1,82 4

6. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

7 21 42 84 36 36 141 1,66 8

7. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

12 36 45 90 28 28 154 1,81 5

8. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

8 24 45 90 32 32 146 1,72 6

9. Hoạt động xã hội 6 18 43 86 36 36 140 1,65 9

Điểm trung bình chung của các nội dung thể hiện thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp là 1.85. Với mức điểm này, năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp được đánh giá ở mức độ trung bình.

Đại đa số trong đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đạt chuẩn về trình độ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy. Nội dung này được đánh giá cao nhất (điểm trung bình 2,33, xếp bậc 1/9).

Ngồi ra, cịn có 6 nội dung các hoạt động khác thể hiện năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang được đánh giá ở mức đạt yêu cầu, là: Thực hiện hoạt động giảng dạy (điểm trung bình 2,01, xếp bậc 2/9); Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học (điểm trung bình 1,96, xếp bậc 3/9); Quản lý hồ sơ dạy học (điểm trung bình 1,82, xếp bậc 4/9); Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục (điểm trung bình 1,81, xếp bậc 5/9); Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập (điểm trung bình 1,72, xếp bậc 6/9); và Chuẩn bị hoạt động giảng dạy (điểm trung bình 1,71, xếp bậc 7/9).

Cịn hai nội dung: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy (điểm trung bình 1,66, xếp bậc 8/9) và Hoạt động xã hội (điểm trung bình 1,65, xếp bậc 9/9) có kết quả đánh giá mức độ đạt được thấp. Thực tế, tại trường Cao đẳng Kỹ thuật và Cơng nghệ tỉnh Hà Giang, đội ngũ giảng viên cịn những hạn chế về năng lực sư phạm trên nhiều phương diện. Điều này đòi hỏi cần được khắc phục để đội ngũ giảng viên của nhà trường đạt chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong nhà trường cao đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)