Mục đích, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao

1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

đẳng căn cứ theo các quy định của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.

Tóm lại, có thể hiểu một cách chung nhất: Phát triển đội ngũ giảng viên

cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động của nhà quản lý các cấp đến đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức chỉ đạo thực hiện các công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và đãi ngộ, sử dụng, sàng lọc… giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường cao đẳng.

1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp

Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp có mục đích, ý nghĩa quan trọng như:

1.3.2.1. Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nhằm kiện toàn đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngày càng tăng

Là một bộ phận của hệ thống cơ sở giáo dục dạy nghề, việc phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nhằm kiện toàn đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngày càng tăng.

Giảng viên là nguồn nhân lực chính của các nhà trường cao đẳng, có vai trị chủ đạo trong việc quyết định chiến lược và chất lượng đào tạo. Có đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chun môn sâu, tay nghề vững vàng, kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hay không phụ thuộc một phần quan trọng vào chất lượng của đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng.

Chất lượng của đội ngũ giảng viên cao đẳng được qui định và đánh giá theo quy định tại Mục 3, Chương 2 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Đây là văn bản quy định về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên mơn nghiệp vụ, trong đó có quy định cụ thể về chun mơn nghiệp vụ, hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với giảng viên trong các nhà trường cao đẳng.

Phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng giảng dạy trong các trường cao đẳng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đáp ứng được chiến lược phát triển của các trường cao đẳng. Là một bộ phận của giáo dục nghề nghiệp, những đặc điểm của đối tượng, công cụ lao động trong lao động nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng đã khẳng định quá trình phát triển, thay đổi sáng tạo trong quá trình dạy học cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học cơng nghệ. Do đó, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp là nhiệm vụ cần thiết và thường xuyên.

1.3.2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nhằm kết nối chặt chẽ giữa trường cao đẳng và các doanh nghiệp, các đơn vị về đào tạo lao động

Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo của các trường dạy nghề nói chung, các trường cao đẳng nói riêng được nâng cao sẽ đáp ứng yêu cầu của xã

hội về lao động. Để đáp ứng chất lượng lao động theo yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường cao đẳng phải phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực. Trong q trình đó, tiến hành mở rộng mối quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động để hoạt động đào tạo cập nhật được nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực.

Để tăng cường kết nối chặt chẽ giữa trường cao đẳng và các đơn vị sử dụng lao động thì mỗi bên cần thực hiện tốt vai trị, trách nhiệm của mình.

Các nhà trường cao đẳng cần cam kết thực hiện cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng và đủ về số lượng cho các đơn vị theo hợp đồng. Nhà trường thường xuyên giúp doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động cập nhật các thông tin về kiến thức ngành nghề, các văn bản pháp quy cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của nhà nước, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới vận dụng vào sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động tạo điều kiện để nhà trường gửi giảng viên, sinh viên học tập, trao đổi kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế; tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng trong thực tiễn cho sinh viên mới ra trường theo yêu cầu cụ thể của đơn vị để đạt được sự hài lòng cao nhất về năng lực hoạt động thực tiễn. Các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động cung cấp thông tin phản hồi, làm cơ sở để các trường cao đẳng cải tiến chương trình, nội dung đào tạo.

1.3.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường cao đẳng

Đội ngũ giảng viên là nhân tố chủ đạo, đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề của các nhà trường cao đẳng. Muốn đào tạo ra lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì nhà trường cao đẳng cần phải có đội ngũ giảng viên thực sự có chất lượng, có trách nhiệm.

Phát triển đội ngũ giảng viên chính là phải quản lý phát triển nghề nghiệp cho giảng viên - nguồn lực con người trong nhà trường cao đẳng; tạo ra sự phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng các yêu cầu của phát triển nghề nghiệp. Phát triển nghề nghiệp giáo viên, tăng cường tính chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của giảng viên là góp phần thiết thực vào hiệu quả chung trong sự phát triển của nhà trường cao đẳng.

Khi khẳng định được chất lượng đào tạo nghề, các nhà trường cao đẳng mới tạo ra sức hút đối với người học và giữ được uy tín trong đào tạo, xây dựng được thương hiệu nhà trường về đào tạo, cạnh tranh với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hay các cơ sở giáo dục đại học.

1.3.2.4. Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và nhu cầu học nghề của người dân

Hoạt động đào tạo trong các nhà trường cao đẳng trang bị cho người học những điều kiện cần thiết để họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất trong thực tiễn với trình độ chun mơn, kỹ thuật, kỹ năng phù hợp công việc và tinh thần thái độ cần có đối với nghành nghề của mình. Chất lượng hoạt động đào tạo của các nhà trường cao đẳng được đánh giá bởi chất lượng nguồn lao động đã tốt nghiệp có đáp ứng ở mức cao nhu cầu xã hội về lao động, được thị trường lao động chấp nhận.

Sinh viên tốt nghiệp ra trường phải đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, của thị trường, tránh lãng phí cho nhà trường, người học, gia đình và xã hội do phải đào tạo lại. Trong quá trình được đào tạo tại nhà trường, giảng viên là người có vai trị và chịu trách nhiệm chính về chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)