Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 45 - 53)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao

1.3.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng theo chuẩn

1.3.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp

Xác định quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những khâu then chốt nhằm đảm bảo phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và đáp ứng yêu cầu của các nhà trường cao đẳng trong từng giai đoạn. Trên cơ sở chức năng, sứ mệnh, tầm nhìn của mỗi nhà trường cao đẳng để dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực, cơ cấu ngành nghề, chất lượng nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên hiện có so với chuẩn nghề nghiệp về cơ cấu, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nhu cầu biến động đội ngũ trong thời gian tiếp theo, xác định yếu tố thiếu hụt để dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng, cơ cấu và chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường từng năm và dài hạn.

Cán bộ quản lý trường cao đẳng cần xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn (5, 10 năm); xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (tuyển dụng hàng năm) cũng như tiến hành công tác dự báo phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và hằng năm trên các khía cạnh cụ thể như sau:

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên

Mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên là đảm bảo duy trì ổn định đủ số lượng giảng viên, phù hợp với nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành nghề tương ứng với số lượng sinh viên/giảng viên; đảm bảo cho giảng viên hoàn thành nhiệm vụ, tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ; đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giảng viên. Cơ sở của quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên như sau:

Một là, định mức tỷ lệ sinh viên/giảng viên: Theo Nghị định 48/2015/ NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp thì:

" - Tỷ lệ học sinh, sinh viên/nhà giáo tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; 15 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học;

- Có số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo".

Hai là, định mức giờ dạy: Đối với giảng viên dạy trình độ cao đẳng là từ 380 đến 450 giờ chuẩn/năm (Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH). Đây là cơ sở để xây dựng quy hoạch về số lượng giảng viên/ ngành, nghề đào tạo. Dựa vào quy mô số lượng sinh viên, định mức giờ/ ngành nghề đào tạo/ lớp và tổng số lớp đào tạo/ năm để cán bộ quản lý xác định số giờ dạy/ ngành nghề đào tạo/ năm và nhu cầu số lượng giảng viên/ ngành nghề cần có.

Ngồi ra, trong cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên, còn phải xác định dự báo nhu cầu biên chế; xác định dự báo biên chế còn sau biến động; và xác định dự báo biên chế GV cần tuyển.

- Xác định dự báo nhu cầu biên chế (tổng số GV/ngành nghề đào tạo) = Tổng số sinh viên đào tạo sau quy đổi/định mức tỷ lệ tối thiểu bình quân sinh viên/giảng viên.

- Xác định dự báo biên chế còn sau biến động/ngành nghề = Số giảng viên hiện có + Số biên chế chuyển đến - Số biên chế nghỉ hưu, bỏ việc, tinh giản, chuyển đi.

- Xác định dự báo biên chế giảng viên cần tuyển (được điều động đến từ công việc khác và tuyển mới từ ngoài vào) theo ngành nghề đào tạo = Tổng nhu cầu biên chế - Số biên chế còn lại sau biến động.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng viên

Mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng viên là đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý và cân đối đội ngũ giảng viên trong nhà

trường, bao gồm đồng bộ, hợp lý và cân đối về trình độ chun mơn, ngành nghề, độ tuổi, giới tính, Đảng/Đồn, dân tộc. Phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng viên là làm cho cơ cấu đó ngày càng phù hợp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường; tạo cơ cấu đồng bộ, đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhà trường cao đẳng. Để làm được điều đó, quy hoạch, kế hoạch phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng viên phải bám sát mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của địa phương, của vùng và của cả nước.

Một số yêu cầu về cơ cấu đội ngũ giảng viên cao đẳng cần chú ý khi tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch như sau:

- Cơ cấu về trình độ chun mơn đào tạo và ngành nghề đào tạo:

+ Cơ cấu về trình độ chun mơn: Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học/ngành nghề đào tạo; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; tỷ lệ giảng viên theo cơ cấu ngành nghề; tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ.

+ Cơ cấu giảng viên theo hình thức đào tạo: Tỉ lệ giảng viên dạy lý thuyết, giảng viên dạy thực hành và giảng viên dạy tích hợp (dạy lý thuyết và thực hành trong một bài/modunle/môn học).

- Cơ cấu về độ tuổi, giới tính:

+ Tỷ lệ giảng viên theo độ tuổi: < 30 tuổi, từ 30 - 40, từ 40 -< 50 tuổi, từ 50 - 60 tuổi.

+ Tỷ lệ giảng viên theo giới tính của đội ngũ: Tỷ lệ GV nam, GV nữ; + Tỷ lệ giảng viên cơ hữu (biên chế và hợp đồng một năm trở lên) và giảng viên thỉnh giảng.

Khi các tỉ lệ này phù hợp với định mức quy định có nghĩa là nhà trường cao đẳng đã có được cơ cấu chun mơn, nghiệp vụ hợp lý.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển về chất lượng đội ngũ giảng viên

Chuẩn giảng viên cao đẳng theo quy định, đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ giảng viên, đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn.

Phát triển về chất lượng đội ngũ giảng viên là những tác động của nhà quản lý, của bản thân giảng viên nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, đáp ứng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người giảng viên trong nhà trường cao đẳng.

Một quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp có chất lượng tốt sẽ đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống với các quy hoạch, kế hoạch khác của nhà trường và gắn với quy hoạch KT-XH của địa phương, của vùng.

1.3.4.2. Tổ chức tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Tuyển dụng và sử dụng là khâu thực hiện đầu tiên quan trọng trong quy trình quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.

Về tuyển dụng đội ngũ giảng viên

"Giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy, quản lý, phục vụ trong trường cao đẳng công lập được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động". "Việc tuyển dụng, sử dụng phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả cơng tác và quy định của pháp luật có liên quan" [3, Điều 37]. Theo đó, việc tuyển dụng giảng viên được quy định tại Luật Viên chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức.

Theo Điều 8, Điều lệ trường cao đẳng, nhà trường có quyền tự chủ trong việc "Tuyển dụng, quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao

động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mơ và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật" [3]. Hiệu trưởng trường cao đẳng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để xây dựng phương án tuyển dụng hằng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định, phê duyệt kết quả tuyển dụng hoặc tự chủ tuyển dụng (theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường cao đẳng). Để công tác tuyển dụng hiệu quả, nhà trường phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức số lượng, cơ cấu cụ thể từng vị trí tuyển dụng, các bước của quy trình tuyển dụng; chịu sự giám sát, kiểm tra, báo cáo, giải trình trước các cấp quản lý (UBND tỉnh/Sở Nội vụ tỉnh) theo quy định pháp luật.

Một số nội dung quan trọng mà cán bộ quản lý trường cao đẳng cần lưu ý trong công tác tuyển dụng giảng viên, để đảm bảo việc phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp được tiến hành ngay từ những khâu đầu tiên là:

- Đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo phù hợp với các ngành nghề đào tạo của nhà trường cao đẳng.

- Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển chọn giảng viên có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy trong thực tế tại những cơ sở đào tạo nghề, các trường cao đẳng, đại học trong cả nước để lựa chọn được đội ngũ có tâm huyết, trách nhiệm.

- Lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc tại trường giữ lại làm giảng viên đào tạo các ngành nghề phù hợp với năng lực thực tiễn của họ.

Về sử dụng đội ngũ giảng viên

Sử dụng ĐNGV, bao gồm: sắp xếp, bố trí, phân cơng nhiệm vụ, đề bạt,... theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với chuyên môn ngành nghề được đào tạo hoặc đúng với thỏa thuận của hợp đồng); phân công cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ ban đầu cho giảng viên nhằm phát huy tối đa thế mạnh, hạn chế khiếm khuyết của mỗi giảng viên.

Một số nội dung quan trọng mà cán bộ quản lý trường cao đẳng cần lưu ý trong công tác sử dụng giảng viên, để đảm bảo việc phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp là:

- Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp chuyên môn đào tạo và năng lực thực tiễn của từng cá nhân.

- Thực hiện chính sách cán bộ và chăm lo đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho giảng viên

- Dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và các quy định của pháp luật để sắp xếp, đề bạt.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi để giảng viên phát triển, hướng tới đạt và vượt chuẩn, phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo của nhà trường.

1.3.4.3. Kiểm tra, đánh giá, phân loại đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Đối với đội ngũ giảng viên, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp giúp cho giảng viên phát triển trên cơ sở giảng viên nhận diện được mức độ chuẩn nghề nghiệp của bản thân từ đó có kế hoạch phát triển để đạt và vượt chuẩn.

Đối với lãnh đạo nhà trường, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường có được kết quả năng lực chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên; xếp loại giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đây là khâu quan trọng trong chu trình quản lý, vì kiểm tra đánh giá là kết thúc việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, để khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch, hoặc rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện kế hoạch để thực hiện lập các kế hoạch mới tiếp theo. Kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ với tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng.

Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá xếp loại giảng viên để có cơ sở khoa học phân loại năng lực, đánh giá kỹ năng nghề của giảng viên, có kế hoạch phát triển đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình thu thập minh chứng về hồ sơ chuyên môn, hồ sơ công tác, xem xét kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các quy định của ngành, của Đảng, Nhà nước của

giảng viên để đánh giá, nhận xét giảng viên hoặc điều chỉnh hành vi của giảng viên nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất. Kết quả kiểm tra đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để đánh giá, nhận xét, phân loại đội ngũ giảng viên và là một trong những nội dung kiểm định, đánh giá chất lượng nhà trường cao đẳng.

Đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và Thông tư 08/2017/TT- BLĐTBXH ngày 15/03/2017 của Bộ LĐTBXH (từ Điều 47 đến Điều 50). Theo đó, đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp với các nội dung sau: Đánh giá năng lực chuyên môn của giảng viên; đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên; đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Phân loại đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp

Kết quả kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp là cơ sở phân loại đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp: Giảng viên được khen thưởng, đề bạt hoặc có cơ chế sàng lọc, phân loại để miễn nhiệm, hạ bậc lương, thuyên chuyển công tác, thậm chí tinh giản biên chế đối với những giảng viên không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định hiện hành.

1.3.4.4. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đạt chuẩn và trên chuẩn

Đào tạo, bồi dưỡng là nội dung quan trọng trong phát triển đội ngũ giảng viên để đạt chuẩn và trên chuẩn. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đạt chuẩn và trên chuẩn bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Đào tạo, đào tạo lại

Đào tạo là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể đào tạo, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ...để người được đào tạo (đội ngũ giảng viên) lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, hướng tới việc đạt chuẩn nghề nghiệp và vượt chuẩn nghề nghiệp theo quy định để làm việc có chất lượng và hiệu quả.

Đào tạo lại là cá nhân sau khi đã đạt được trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhất định, tiếp tục được đào tạo nghề nghiệp mới hoặc một phần kiến thức để đạt trình độ cao hơn so với hiện tại nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của công việc.

Đào tạo, đào tạo lại ngành nghề cho đội ngũ giảng viên cao đẳng là đào tạo ở các trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Tiến sĩ, thạc sĩ, đại học để phù hợp vị trí việc làm theo quy định của chuẩn nghề nghiệp.

Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên

Bồi dưỡng là quá trình truyền đạt thêm một lượng kiến thức nhất định cho một đối tượng học tập cụ thể, trong đó khơng nhất thiết phải làm rõ về quá trình và hệ phương pháp truyền đạt thêm, cũng khơng nhất thiết phải thay đổi cơ bản chất lượng năng lực và kiến thức của người được bồi dưỡng, mà chỉ cần cung cấp thêm năng lực và kiến thức cho họ. Trong công tác cán bộ ở nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)