Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố thái nguyên​ (Trang 72 - 74)

1.4.3 .Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Từ xa xưa, tư tưởng Nho giáo đã thấm đậm vào văn hóa của người Việt Nam, việc sử dụng ngơn từ, cách thức đối xử trong sinh hoạt và giao tiếp được coi trọng.

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”

Tất cả đã trở thành truyền thống và hội tụ lại bằng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của nhân cách của con người. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, trong các gia đình truyền thống đã trang bị cho con em mình những kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với mục đích giáo dục là kết quả mà giáo dục mong muốn đạt được, cái đích được dự kiến một cách khái quát. Có thể nói, trong giáo dục phổ thơng thì mục đích là mơ hình nhân cách, phản ánh những yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với con người. Và cho đến nay, trong một xã hội đã thay đổi và phát triển theo chiều hướng tiến bộ thì địi hỏi phải đào tạo cho thế hệ trẻ thành những người cơng dân, những người lao động giàu lịng nhân ái, năng động, sáng tạo, biết sống và làm việc có trách nhiệm theo hiến pháp và pháp luật, có tiềm năng thích ứng với cuộc sống đang đổi mới tồn diện và sâu sắc.

Vì vậy, nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục mang tính định hướng cho việc hình thành nhân cách một lớp người trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và khả thi

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn luôn là tiêu chuẩn của chân lý, là cái cho ta câu trả lời về nhận thức và hoạt động của con người có phù hợp với khách quan hay khơng.

Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong q trình

lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những

quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như

của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người

có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.

Khả thi là khả năng có thể thực hiện được việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, cơng chức.

Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức xã phường phải đảm bảo kết hợp được tính thực tiễn, tính khoa học và tính khả thi. Việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp phải đảm bảo tuân thủ nghiêm lý thuyết khoa học. Đây là cơ sở lý luận để đề xuất phương pháp, song phải dựa trên cơ sở phù hợp với thực tiễn, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, phải tăng cường tìm hiểu thực tế và khả năng thực hiện của biện pháp. Biện pháp có được xây dựng với lý thuyết tốt đến mấy cũng sẽ trở lên vơ nghĩa khi thiếu thực tiễn và tính khả thi.

3.1.3. Đảm bảo tính khoa học và phù hợp đối tượng

Khi thực hiện một hoạt động nào đó, khơng ai chắc chắn sẽ thực hiện thành công, song nếu công việc được thực hiện một cách khoa học và đảm bảo đúng đối tượng thì kết quả đảm bảo sẽ cao hơn rất nhiều.

Đối với việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho công chức xã phường, một trong những nguyên tắc quản lý quan trọng đó là sự đảm bảo tính khoa học và phù hợp đối tượng. Tính khoa học thể hiện qua khối lượng kiến thức của công tác bồi dưỡng, tính chính xác, trung thực và khoa học. Điều này đòi hỏi nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo nguồn cung cấp tri thức chính xác và trung thực cho cán bộ. Đồng thời, phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đọc nhiều sách

và cập nhật thơng tin. Vì kiến thức phải có tính hiện đại vì đơi khi chỉ đúng tại một thời điểm nào đó. Bên cạnh việc trú trọng đến khoa học, chính xác phải đảm bảo xác định đúng đối tượng được đào tạo. Nếu việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp được thực hiện không đúng đối tượng sẽ dẫn đến kết quả của việc bồi dưỡng sẽ không cao.

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ

Q trình bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức xã phường chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, để quá trình này mang lại kết quả cao nhất, hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phải đạt được ở mức độ cao nhất. Vì vậy, các biện pháp quản lý phải được thực hiện để tác động vào mọi khâu của quá trình, tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ.

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống

Trong q trình triển khai bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức xã phường phải chú trọng đến việc đảm bảo tính hệ thống của nội đào tạo, quá trình tổ chức thực hiện đào tạo và đối tượng được đào tạo. Việc đảm bảo tính hệ thống phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất trong khoa học, giữa lý luận và thực tiễn, tính cụ thể. Đảm bảo sự duy trì của các mối liên hệ và tác động với nhau theo một cách nhất định. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống sẽ giúp cho việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp được bố trí, xắp xếp một theo một trình tự nhất định với các bước đi cụ thể trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống, tính thống nhất trong tư duy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố thái nguyên​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)