8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công
cơng chức cấp phường
Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần được đa dạng hóa bao gồm các hình thức sau đây:
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ. Tổ chức tập huấn ngắn hạn.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề theo từng loại kỹ năng.
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại các đơn vị trong sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng tuần.
Tự bồi dưỡng của cán bộ công chức qua nhiều hình thức khác nhau vv… Tổ chức các cuộc thi về kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ cơng vụ qua hình thức sân khấu hóa.
1.4. Nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường chức cấp phường
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng
Lập kế hoạch bồi dưỡng là khâu vô cùng quan trọng nhằm chuẩn bị thực hiện một hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng được tiến hành đạt mục tiêu đề ra bằng biện pháp tốt nhất.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ cấp phường cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch bồi dưỡng ? Nội dung bồi dưỡng là gì ? Nguồn lực để thực hiện bồi dưỡng ? thời gian và địa điểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào?
Một kế hoạch bồi dưỡng phải làm rõ được những nội dung sau:
- Mục đích tổng thể, mục tiêu cụ thể (Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng, mục tiêu của từng hoạt động bồi dưỡng cụ thể). Đối với
bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cần xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng của từng loại kĩ năng.
- Đối tượng tham gia bồi dưỡng: Xem xét học viên là ai, số lượng bao nhiêu? tiêu chuẩn và nhu cầu bồi dưỡng, đặc điểm và trình độ của đối tượng tham gia bồi dưỡng có những đặc điểm gì nổi bật.
- Nội dung: chủ đề, kiến thức, kỹ năng..., được lựa chọn đảm bảo là nội dung mới, quan trọng, liên quan đến công tác cấp phường, tính thực tế, khả thi, áp dụng được. Nội dung cần xác định rõ những kỹ năng giao tiếp công vụ cần thiết cho hoạt động của cấp phường (Văn phòng, các mảng nội dung công tác), tùy thuộc vào nội dung công việc của từng ban ngành mà kĩ năng thực hành về giao tiếp có thể khác nhau.
- Thời gian: dài, ngắn, bao nhiêu ngày, thời gian học tập lý thuyết, thảo luận nhóm, thời gian thực hành, thực tế cần xác định rõ...
- Hình thức, phương pháp tổ chức: tập huấn, hội thảo chuyên đề, tự học, thăm quan thực tế...
- Nguồn lực: Giảng viên, kinh phí, tài liệu, phương tiện sử dụng...
- Kết quả của hoạt động bồi dưỡng cần đạt được, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả, công cụ để đo lường kết quả.
- Chương trình chi tiết cho từng khóa bồi dưỡng...hệ thống tài liệu, giáo trình hỗ trợ cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Tổ chức bồi dưỡng là quá trình triển khai, thực hiện một hoạt động cụ thể trong kế hoạch bồi dưỡng đã được xác định. Tổ chức bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Ban chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng gồm những ai? Nguồn lực cần huy động để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng gồm những nguồn lực nào? Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?
Do đó, để tổ chức bồi dưỡng tốt, Văn phịng UBND thành phố cơ quan tư vấn về xây dựng phát triển đội ngũ cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể: Thành lập ban chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng, ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh tốn, đánh giá kết quả đầu vào, kết thức, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết tốn kinh phí đào tạo.
- Mối quan hệ phối hợp chỉ đạo giữa Văn phòng của huyện với TTBD cán bộ huyện, các văn phòng của từng ban thuộc huyện trong hoạt động tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ văn phòng.
- Thực hiện quy trình hóa q trình tổ chức bồi dưỡng cán bộ văn phịng: Mỗi cơng việc hay hoạt động được phân chia logic theo các bước, trình tự nhất định.
- Phân cơng trách nhiệm thực hiện từng công việc cụ thể trong kế hoạch bồi dưỡng, xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ văn phòng.
- Phối hợp các đơn vị, bộ phận và các cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
- Tiến hành thực hiện các hoạt động bồi dưỡng (tổ chức bồi dưỡng) theo nội dung, chương trình đã xây dựng đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng phục vụ cho q trình bồi dưỡng cán bộ văn phịng đạt hiệu quả cao.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả kế hoạch bồi dưỡng. Hoạt động bồi dưỡng cần có sự giám sát thường xuyên để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế sao cho huy động được tối đa các nguồn lực hiện có để nâng cao chất lượng bồi dưỡng.