1.4.3 .Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng
3.2.3. Kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với bồi dưỡng kỹ năng
năng giao tiếp cho cán bộ công chức xã phường
i. Mục tiêu của biện pháp
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cán bộ, cơng chức cấp xã) có đủ phẩm chất, năng lực và kỹ năng là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường tại nhiều địa phương còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng. Nhiều nơi lại đang rất thiếu những cán bộ có trình độ, năng lực chun mơn, có khả năng làm việc tốt, giải quyết công việc không dựa vào kinh nghiệm, bài bản và khoa học
hơn. Hơn lúc nào hết, các đơn vị xã, phường cần một bộ phận công chức đạt chuẩn về chun mơn, đã qua bồi dưỡng lý luận chính trị và trang bị đầy đủ các kỹ năng trong cơng tác.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ cho cán bộ công chức xã, phường là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng phục vụ tại cơ sở. Cán bộ cơng chức phải có trình độ chuyên môn cao, nhận thức đúng đắn về các chủ trương chính sách Đảng và Chính phủ, về Nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân, về vai trị, trách nhiệm của một cán bộ, công chức với nhận dân, nhận thức mới về nền hành chính hiện đại là gốc của việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Trình độ và hiểu biểu của cán bộ công chức xã phường là cơ sở giúp cho việc thực các kỹ năng giao tiếp đạt hiệu quả cao hơn. Cán bộ công chức có trình độ cao thơng qua việc thực hiện các kỹ năng giao tiếp sẽ truyền đạt rõ ràng hơn nội dung công việc, cách thức giải quyết vấn đề, đảm bảo nội dung giao tiếp với nhân dân ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng cơng việc. Tuy nhiên, để có kết quả tốt địi hỏi cán bộ cơng chức xã phường phải nhận thức đúng đắn về từng thành tố trong việc quyết định hiệu quả công việc và vận dụng một cách hài hòa giữa các thành tố đó. Nếu cán bộ cơng chức chỉ có trình độ cao mà khơng vận dụng được kỹ năng giao tiếp sẽ giảm bớt hiệu quả giải quyết công việc cho nhân dân, gây bức xúc trong nhân dân. Ngược lại, nếu cán bộ cơng chức có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng lại hạn chế về trình độ chuyên môn cũng không giải quyết được cơng việc, thậm chí cịn ảnh hưởng và gây hậu quả cho nhân dân. Như vậy, việc thực thi tốt bất cứ công việc hay hoạt động nào cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhận thức chủ quan từ phía người thực thi cơng việc và khả năng vận dụng kỹ năng giao tiếp một cách phù hợp và có hiệu quả.
Việc nâng cao trình độ chun mơn và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức xã, phường không thể tách rời hay thực hiện thành tố này trước hay thành tố kia trước mà phải có sự kết hợp nhịp nhàng, vừa
nâng cao trình độ chun mơn vừa bồi dưỡng kỹ năng để mỗi người đều trở thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như đã đề cập ở nội dung của biện pháp, việc thực hiện các biện pháp kết hợp nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ với bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức xã, phường cần được thực hiện như sau:
- Nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, công chức xã, phường cụ thể như: + Tuyên truyền, phổ biến để cán bộ công chức hiểu rõ về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng nhà nước và công tác cán bộ thông qua những tư liệu về Bác, cũng như các tác phẩm liên quan đến Người về nội dung này.
+ Quán triệt tư tưởng về nền hành chính Nhà nước đang chuyển mạnh mẽ từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”. Các cơ quan trong hệ thống chính trị là nơi cung cấp dịch vụ hành chính và người dân là những “khách hàng”. Hành chính cơng trở thành những “dịch vụ” được tiêu chuẩn hóa. Đi cùng với các dịch vụ là thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, cơng chức văn phịng - những người thường xuyên và đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân.
- Cử cán bộ, cơng chức xã phường chưa đảm bảo chuẩn, chưa có trình độ chun mơn đi học tập nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn. Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị để rèn luyện bản lĩnh chính trị tạo ra nhận thức mới về nền hành chính hiện đại.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, báo cáo chuyên đề, tập huấn các kỹ năng, kinh nghiệp về kỹ năng giao tiếp. Trong các buổi tập huấn, hội thảo phải có nội dung cụ thể, gần với thực tiễn, tạo ra được tình huống cụ thể mà để giải quyết cần phải kết hợp giữa yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp và hướng xử lý cụ thể cho từng tình huống để cán bộ cơng chức học tập.
- Định kỳ rà soát, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và có cái nhìn khách quan về thực trạng của đơn vị mình về trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp,
ứng xử của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc cho nhân dân, tổ chức. Cần mạnh dạn nêu lên những hạn chế, khuyết điểm, phản ánh của nhân dân về những hạn chế, khuyết điểm của cán bộ, cơng chức văn phịng trong giao tiếp, ứng xử với người dân. Chỉ ra những hậu quả do lối ứng xử lệch chuẩn của cán bộ, công chức. Đặc biệt, là những tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
iii. Điều kiện thực hiện
Nhà quản lý cần tiến hành song song các nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức cấp phường, không coi nhẹ nhiệm vụ nào.