Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố thái nguyên​ (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng của cán bộ quản lý trung tâm bồi dưỡng cấp thành phố bao gồm năng lực khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung chương trình bồi dưỡng, huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và năng lực đánh giá kết quả bồi dưỡng. Nếu người cán bộ quản lý có các năng lực nêu trên thì chắc chắn hoạt động bồi dưỡng sẽ hiệu quả và thiết thực.

Nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của giao tiếp công vụ là yếu tố thúc đẩy hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả cao. Giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước nói chung, cán bộ công chức cấp phường nói riêng vì cán bộ phải thường xuyên phải tiếp xúc, giải quyết các công việc hàng ngày cho công dân, tổ chức. Khi xem xét vai trò của giao tiếp công vụ, cần chú ý tới vai trò của nó đối với các quá trình trao đổi thông tin, tình cảm và ra quyết định.

- Vai trò trao đổi thông tin trong giao tiếp công vụ

Trong quá trình giải quyết công việc cho công dân, tổ chức, người cán bộ, công chức cấp phường thường xuyên phải tiếp nhận, xử lý văn bản, bản tin, hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền cho nhân dân… thông qua văn bản, lời nói, hình ảnh…, nhờ đó thông tin được truyền đi, hai bên hiểu rồi cùng chấp nhận để công việc diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các bên.

Nhờ có giao tiếp mà mọi công việc được giải quyết. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động giao tiếp phụ thuộc rất lớn vào khả năng truyền đạt, giảng giải, thuyết phục của cán bộ, công chức trong mối quan hệ giữa các cấp quản lý và đối với người dân, tổ chức. Bên cạnh đó, thông qua giao tiếp, cụ thể là việc hướng dẫn, trao đổi…, người cán bộ, công chức cấp phường có thể giúp người dân hiểu đúng, đủ các quy định của Pháp luật về quyền, lợi ích của họ, cũng như trình tự, thủ tục bắt buộc cho mỗi công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình giải quyết.

- Vai trò trao đổi tình cảm của giao tiếp

Thông qua giao tiếp, người cán bộ, công chức văn phòng và cá nhân, tổ chức hiểu nhau hơn, trên cơ sở đó có sự chia sẻ, cảm thông, đáp ứng nhu cầu của nhau trong quá trình giải quyết công việc, từ đó tạo nên sự gần gũi, tin cậy và đồng cảm với nhau. Quan trọng hơn, thông qua quá trình này mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền các cấp sẽ được tăng cường.

- Vai trò đối với quá trình ra quyết định

Giao tiếp là để ra quyết định và quyết định đó là giải pháp tối ưu được các bên tham gia giao tiếp chấp nhận thông qua sự trao đổi, chia sẻ và nắm bắt được thông tin, nhu cầu, lợi ích mong đợi của mỗi bên. Đồng thời, quyết định đó đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia, cũng như đảm bảo các nguyên tắc khác của giao tiếp công vụ.

* Năng lực của báo cáo viên hướng dẫn bồi dưỡng

Chất lượng hiệu quả bồi dưỡng phụ thuộc vào năng lực của báo cáo viên, nếu cáo cáo viên có kỹ năng bồi dưỡng tập huấn tốt sẽ tạo điều kiện để cán bộ công chức tập luyện, rèn luyện hiệu quả.

* Tính tích cực tham gia bồi dưỡng của cán bộ công chức cấp phường là yếu tố quyết định sự thành công của kết quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố thái nguyên​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)