8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Kỹ năng giao tiếp công vụ
Giao tiếp công vụ hay cịn gọi giao tiếp hành chính là hoạt động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người với nhau trong phạm vi hành chính nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Hoạt động giao tiếp trong công vụ diễn ra qua hai mối quan hệ cơ bản: Thứ nhất, giao tiếp trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới và giao tiếp giữa cán bộ, công chức với nhau.
Thứ hai, giao tiếp giữa cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước với công dân và tổ chức đến liên hệ công tác.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến mối quan hệ thứ hai, đó là quá trình giao tiếp giữa cán bộ, cơng chức với nhân dân, tổ chức trong quá trình người cán bộ, cơng chức giải quyết cơng việc cho họ.
Trong các cơ quan hành chính nhà nước, giao tiếp có chức năng chủ yếu là thu, nhận và trao đổi thông tin giữa các bên giao tiếp với nhau có tính đến cả mục đích giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền chức năng quản lý hành chính nhà nước, tâm thế và ý định của nhau. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh hành vi qua sự tác động lẫn nhau để cùng hiểu một tình huống nhất định, có cùng tiếng nói và cùng đem lại lợi ích nhiều nhất có thể cho mỗi bên tham gia. Ngồi ra giao tiếp cịn là sự giao lưu tư tưởng, tình cảm để phát triển nhân cách con người hoàn chỉnh hơn.
Muốn thành công trong giao tiếp cơng vụ, cần phải có các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, các kiến thức về hành chính, các kỹ năng về giao tiếp nhân sự và nắm vững nội dung các loại giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp công vụ là năng lực hành động xúc cảm, hành vi, quyết định, lời nói của cán bộ cơng chức trong quá trình thi hành nhiệm vụ công vụ để giải quyết các mối quan hệ trong và ngồi đơn vị hành chính.