Tuy nhiên, loại hình phối hợp này cũng có những hạn chế của nó. Trước hết là do trường dạy nghề thường không có đủ kinh nghiệm trong sản xuất và ít có điều kiện để đầu tư được các trang thiết bị hiện đại như các xí nghiệp. Mặt khác giáo viên các trường dạy nghề thường bị lạc hậu so với các công nghệ thường xuyên được đổi mới trong sản xuất, học sinh học nghề trong trình học tập cũng chưa có đủ những kỹ năng cần thiết để sản xuất ra những phẩm có chất lượng có cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, do phải thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo của các khoá đạo tạo nên các mặt hàng sản xuất thiếu ổn định làm ảnh hưởng đến khách hàng và thương hiệu trên thị trường.
Đầu vào
Đơn vị
đào tạo Đầu ra
Đơn vị sản xuất
1.5.3. Cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất là những đơn vị độc lập
Với loại hình tổ chức này cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất là những đơn vị hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào nhau có sứ mệnh và chức năng riêng của mình nhưng tự nguyện phối hợp cùng nhau thực hiện đào tạo CNKT vì lợi ích chung của cả đôi bên. Loại hình tổ chức này rất linh hoạt mỗi cơ sở đào tạo có thể thiết lập sự phối kết hợp với một hoặc một số cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất khác nhau cũng có thể khác nhau. Một cơ sở đào tạo có thể thiết lập sự phối hợp toàn diện với một số cơ sở sản xuất nhưng cũng có thể chỉ thiết lập phối hợp có giới hạn hoặc liên kết rời rạc với một số cơ sở sản xuất khác tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi bên, miễn là sự phối hợp mang lại hiệu qủa cao trong những điều kiện cho phép. Loại hình tổ chức này được thể hiện như ở sơ đồ 1.7.