Đào tạo công nhân kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm

1.2.4. Đào tạo công nhân kỹ thuật

Đào tạo CNKT là một q trình sư phạm có mục đích, có nội dung và phương pháp, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của người CNKT để họ có cơ hội tìm việc làm và có năng lực hành nghề ở vị trí lao động theo yêu cầu sản xuất. Kết thúc khoá đào tạo, người học được cấp bằng hoặc chứng chỉ để có thể hành nghề.

Năng lực hành nghề (Competency) của họ bao gồm 3 yếu tố: Kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill) và thái độ (Atitude) mà mỗi nghề địi hỏi người CNKT phải có để có thể hành nghề.

Kiến thức là những hiểu biết về các khái niệm, định nghĩa, nguyên lý, quy tắc, phương pháp, sự kiện về công cụ lao động, đối tượng lao động, quy trình cơng nghệ, sản phẩm lao động và những hiểu biết khác cần thiết cho việc hành nghề. Những kiến thức này có được qua q trình học nghề và trong kinh nghiệm lao động sản xuất của bản thân.

Kỹ năng là sự thể hiện khả năng thực hiện thành thạo các công việc của nghề theo yêu cầu sản xuất của thị trường lao động.

Thái độ nghề nghiệp là những phẩm chất đạo đức trong lao động như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tập thể, tác phong cơng nghiệp và các phẩm chất cần thiết khác để người CNKT có thể lao động với chất lượng vµ hiệu quả.

Với sự phát triển phong phú và đa dạng của đào tạo nghề cũng như nhu cầu rất đa dạng của người học và của thị trường lao động, ngày nay đang tồn tại 3 loại hình đào tạo CNKT là đào tạo chính quy (fomal training), đào tạo khơng chính quy (non - formal training) và đào tạo phi chính quy (informal training). Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO các loại hình đào tạo này được nhìn nhận như sau:

Đào tạo chính quy là loại hình đào tạo được thực hiện với chương trình đào tạo được quy định khi người học tốt nghiệp một khoá đào tạo theo một

chương trình nào đó có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo có trình độ cao hơn của hệ thống giáo dục quốc dân.

Đào tạo khơng chính quy là loại hình đào tạo được thực hiện với các chương trình đào tạo thiết kế theo nhu cầu của người học hoặc người sử dụng lao động mà khi học xong chương trình này người học có thể khơng được thừa nhận để tiếp tục học trình độ cao hơn của hệ thống giáo dục quốc dân.

Đào tạo phi chính quy là loại hình đào tạo nhằm hình thành một số năng lực cho người lao động, không theo một chương trình được quy định.

Với đặc điểm của đào tạo CNKT, thực hành là chủ yếu, quá trình đào tạo có thể được thực hiện tại trường, tại Cơ sở sản xuất hoặc liên kết giữa trường và Cơ sở sản xuất.

Tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo, CNKT có thể được đào tạo tại các Cơ sở đào tạo ngắn hạn như: Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên… ở các Cơ sở đào tạo dài hạn như: Trường trung cấp nghề, Trường CĐ nghề, Trường TCCN, Trường Cao đẳng, Trường Đại học hoặc tại các Cơ sở sản xuất.

Tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo, trình độ tuyển sinh cũng như thời gian đào tạo CNKT có khác nhau. Theo Luật dạy nghề 2006, Dạy nghề được thực hiện dưới 1 năm đối với đào tạo nghề trình độ Sơ cấp, từ 1 đến 3 năm đối với trình độ Trung cấp và Cao đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)