Đào tạo thực hành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm

1.2.6. Đào tạo thực hành nghề

Thuật ngũ “Đào tạo ” được coi như một động từ chỉ hoạt động dạy dỗ, rèn luyện, biến đối tượng được đào tạo trở thành người có nhiều hiểu biết, có nghề nghiệp, có tri thức, chun mơn nghiệp vụ. Về bản chất, đào tạo là dạy

các kỹ năng thực hành nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, giúp người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống. Chuẩn bị cho người học thích nghi với cuộc soongsvaf khả năng đảm nhận được một cơng việc nhất định. Tóm lại, “Đào tạo là một q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ sảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có nang xuất và hiệu quả”. Nội hàm của khái niệm đào tạo là: Nội dung đào tạo; Đối tượng đào tạo; Phương pháp đào tạo; Cách thức tổ chức đào tạo;Thời gian đào tạo; Mục tiêu đào tạo .

Theo tác giả: Đào tạo là hoạt động dạy dỗ, rèn luyện có tổ chức của chủ thể đào tạo đối với đối tượng đào tạo nhằm phát triển kỹ năng, hoàn thiện nhân cách, gia tăng nội lực con người , đáp ứng mục đích, yêu cầu đã định.

Thuật ngữ “Đào tạo thực hành nghề” thường được hiểu là “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực (Chú trọng năng lực thực hành) và các phẩm chất tương xứng với trình độ đào tạo, nói cách khác “Đào tạo thực hành nghề là q trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành phát triển một cách có hệ thống những kiển thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Định nghgiax trên đã đề cấp đến đối tượng (người học nghề), mục tiêu (đáp ứng nhu cầu xã hội, nội dung(kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) của ĐTN. Do đó, cũng tương tự như đào tạo, ĐTN cũng bao gồm các thành tố như: Chủ thể đào tạo, đối tượng được đào tạo, nội dung, phương pháp đào tạo, mục tiêu, hiệu quả đào tạo.

Theo tác giả, đào tạo thực hành nghề là quá trình tác động của chủ thể đào tạo tới đối tượng được đào tạo thơng qua quy trình: Đầu vào - q trình dạy học - kết quả đầu ra nhằm thực hiện mục tiêu - đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)