Quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa Trường trung cấp xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 51 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa Trường trung cấp xây dựng

và cơ sở sản xuất trong giai đoạn hiện nay

Bước vào thế kỷ XXI, Nhà trường khơng chỉ cịn là thiết chế sư phạm đơn thuần mà trở thành thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy biện pháp quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa Trường trung cấp xây dựng và cơ sở sản xuất có tác dụng quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ CNKT cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Theo đó, Hiệu trưởng nhà trường trong cơng tác quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa Trường trung cấp xây dựng và cơ sở sản xuất trong giai đoạn hiện nay chính là quản lý các thành tố cấu trúc nên quá trình phối hơp. Cụ thể là:

- Phối hợp trong tuyển sinh

Các hình thức phối hợp trong tuyển sinh giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất. Nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng từ cơ sở sản xuất, gửi đơn hàng tới nhà trường yêu cầu đào tạo lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng vị trí làm việc sau tốt nghiệp. Căn cứ vào “đơn hàng” nhà trường chủ động thực hiện kế hoạch tuyển sinh có sự tham gia từ phía cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất cử cản bộ tư vấn nghề nghiệp cùng cán bộ nhà trường tới các trường THPT, THCS tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Nhà trường đào tạo học viên do cơ sở sản xuất gửi đến. Ở hình thức này, cơ sở sản xuất chủ động tuyển sinh với số lượng, cơ cấu nhất định theo yêu cầu

phía cơ sở sản xuất. Nhà trường giữ vai trị đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và đảm bảo số học viên này thích ứng ngay với vị trí làm việc tại cơ sở sản xuất.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường và cơ sở sản xuất cùng phối hợp xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Đây được coi là thước đo đánh giá chất lượng đào tạo. Chuẩn đầu ra phải bao quát được chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết. - Phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Mục tiêu đào tạo chính là sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo là “nhân cách người học sinh tốt nghiệp đã được thay đổi, cải biến thơng qua q trình đào tạo”. Mục tiêu đào tạo trung cấp cần được xác định rõ ràng theo hướng “đào tạo ra người lao động kỹ thuật thực hành”. Theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề 5 bậc trình độ hiện nay, SV tốt nghiệp trung cấp cần đạt trình độ nghề bậc 3, bậc 4. Do vậy, mục tiêu phải được xác định trên cơ sở đào tạo người lao động có đạo đức nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng nghề, sức khỏe, năng lực và kỹ năng sống cần thiết đáp ứng u cầu xã hội về nhân lực có trình độ.

Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế về ngành nghề, cơ sở sản xuất cần, với đinh hướng “đào tạo thật tốt những NLTH cốt yếu cho người học để đáp ứng yêu cầu sử dụng của họ”. Căn cứ vào khung chương trình, vào chuẩn đầu ra của nghề đào tạo, xác định nội dung cụ thể cần được đào tạo theo từng ngành, nghề, mơn học, thống nhất phân bổ nội dung chương trình theo hướng: tiếp cận thị trường, tiếp cận mục tiêu. Hướng tiếp cận này địi hỏi phải có sự tham gia của cơ sở sản xuất với tư cách người sử dụng lao động, đồng thời cho phép kế hoạch chương trình đào tạo gắn kết với yêu cầu sử dụng, tạo điều kiện cho người học phát triển NLTH, thuận lợi trong tìm việc sau tốt nghiệp.

- Phối hợp trong đảm bảo nguồn nhân lực + Phối hợp đảm bảo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất gồm: GV, CBKT, CBQL phía nhà trường và cơ sở sản xuất. Đây là đội

ngũ trực tiếp tham gia vào hoạt động LKĐT, thực hiện hóa, quyết định mức độ thành công của LKĐT. Do vậy, đối với nhà trường, cần xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng (chuẩn về trình độ chun mơn; chuẩn về nghiệp vụ; chuẩn về đạo đức - tư cách người thầy), đồng bộ về cơ cấu. Đối với cơ sở sản xuất, đội ngũ CBKT tham gia hoạt động giảng dạy phải đảm bảo các tiêu chí: trình độ chun mơn, tay nghề cao; có phẩm chất tư cách đạo đức; nhiệt tình, có trách nhiệm với cơng việc được giao. Căn cứ vào tính chất, điều kiện thời gian, vị trí cơng tác, có thể u cầu: GV của nhà trường tham gia giảng dạy lý thuyết chun mơn với vai trị GV lý thuyết, hướng dẫn thực hành cơ bản; CBKT tay nghề cao của cơ sở sản xuất tham gia giảng dạy thực hành nghề, hướng dẫn thực tập với vai trò giáo viên thực hành.

+ Phối hợp đảm bảo tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất.

Tài chính đảm bảo hoạt động phối hợp đào tạo gồm: Ngân sách nhà nước, học phí, các nguồn thu và hỗ trợ khác. Ngồi ra, cơ sở sản xuất có trách nhiệm đầu tư, đóng góp một phần tài chính - phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

CSVC, thiết bị nhà xưởng ảnh hưởng không nhỏ tới kỹ năng thực hành nghề, “là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp tới q trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh trong tương lai.

Theo quan niệm của tác giả luận án, cơ sở sản xuất có thể hỗ trợ nhà trường CSVC phục vụ trực tiếp đào tạo (thiết bị dạy học), khắc phục tình trạng thiếu TBDH, tình trạng TBDH lạc hậu, lỗi thời không theo kịp bước tiến của khoa học công nghệ. Tuy nhiên để cơ sở sản xuất sẵn sàng hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất làm công cụ thực tập cho SV, rất cần có chính sách huy động CSVC, thiết bị nhà xưởng phục vụ cho phối hợp đào tạo và chính sách miễn trừ khoản thuế dạy nghề cho các cơ sở sản xuất.

- Phối hợp đổi mới phương pháp dạy, học thực hành, thực tập.

Khi mục tiêu, nội dung chương trình thay đổi, tất yếu phương pháp đào tạo, đặc biệt phương pháp dạy, học cũng thay đổi. Xét trên phương diện lý

thuyết, phương pháp đào tạo là hình thức, các thức hoạt động của cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất trong những điều kiện xác định nhằm đạt mục tiêu đã định. Quán triệt nguyên tắc: đổi mới phương pháp dạy, học tăng cường phát triển thông qua thực hành, thực tập sản xuất.

Phối hợp đào tạo giữa nhà trường với cơ sở sản xuất cho phép người học tiếp cận sự đa dạng trong phương pháp dạy lý thuyết tại nhà trường, thực hành tại cơ sở sản xuất, tiếp cận những trải nghiệm công việc thực tế ở cơ sở sản xuất, phân tích, lựa chọn các học hiệu quả, phát triển năng lực thực hành, học trong thực tế và từ thực tế.

- Phối hợp đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu cơ sở sản xuất.

Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm thẩm định chất lượng hoạt động mà xem xét hoạt động của nhà trường và cơ sở sản xuất có phù hợp với mục tiêu đã định hay không; Xem xét những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh; Đánh giá tình hình cụ thể và sự tương ứng với nguồn lực hiện tại; Phát hiện những nhân tố mới, khả năng tiềm tàng của tổ chức. Đổi mới nội dung kiểm tra, bổ sung tiêu chí đánh giá trên cơ sở u cầu cơng việc thực tế tại cơ sở sản xuất.

Hình thức thực hiện: Cùng phối hợp kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp cho SV. Đặc biệt đối với công tác đánh giá tốt nghiệp, cần chú trọng đánh giá kỹ năng thực hành, tay nghề trong môi trường sản xuất thực tế qua hình thức tổ chức thi hành tại xưởng sản xuất của chính cơ sở sản xuất. Hội đồng đánh giá gồm cán bộ GV nhà trường và CBKT (đủ phẩm chất, tiêu chuẩn) của cơ sở sản xuất với tư cách là người sử dụng lao động cùng tham gia.

- Phối hợp đảm bảo chất lượng đào tạo và việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Chất lượng đào tạo hội tụ trong người lao động qua phẩm chất, nhân cách, năng lực hành nghề tương ứng với mục tiêu đào tạo, đặc biệt là năng lực làm việc tại các cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức. Chất lượng nhân lực phản ánh

kết quả quá trình đào tạo đồng thời thể hiện khả năng hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu việc làm.

Đảm bảo người học có thể làm được “một cái gì đó” và có khả năng làm tốt “cái gì đó” sau thời gian học. u cầu này địi hỏi người học phải được coi trọng và được coi là trung tâm điểm của hoạt động phối hợp đào tạo. “Kết quả đầu ra” chủ yếu được xem xét dựa trên các yếu tố: Kết quả tốt nghiệp (output) và kết quả việc làm sau tốt nghiệp (Outcome).

Kết quả tốt nghiệp (output) được xác định thông qua số lượng và chất lượng SV được đánh giá theo các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ sau quá trình đào tạo. Kết quả tốt nghiệp cho phép khẳng định chất lượng đào tạo. Kết quả việc làm sau tốt nghiệp (Outcome) được xem xét qua các tiêu chí: thời gian SV có việc làm lần đầu, mức độ phù hợp giữa việc làm và trình độ, ngành nghề đào tạo, việc làm có khả năng phát triển hay khơng. Kết quả việc làm sau tốt nghiệp cho phép đánh giá hiệu quả phối hợp đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)