Chương trình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựng

2.3.5. Chương trình đào tạo nghề

Xây dựng chương trình đào tạo dạy nghề là hoạt động nghiệp vụ quan trọng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo, đặc biệt là xây dựng chương trình dạy nghề trình độ trung cấp nghề trên cơ sở các chương trình khung được ban hành theo Quyết định 58/2008/QĐ- BLĐTB&XH và Quyết định số 212/ QĐ- BLĐTB&XH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội Quy định nguyên tắc xây dựng chương trình khung trong đào tạo nghề. Hơn nữa trong mấy năm gần đây Tổng cục Dạy nghề đã xây dựng và ban hành được 61 chương trình dạy nghề dài hạn cho 48 nghề.

Thông qua đăng ký các hoạt động dạy nghề, Nhà trường tập trung chỉ đạo, cập nhật đổi mới và xây dựng mới nội dung chương trình đào tạo sao cho phù hợp với thực tế sản xuất, sát với nhu cầu thị trường lao động. Trên cơ sở chương trình khung Nhà trường đã tổ chức nghiên cứu chỉnh lý và biên soạn đề cương, chương trình giáo trình giảng dạy cho các nghề theo Mô đun đảm bảo tỷ lệ giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành, loại bỏ những tài liệu giáo trình, Mơ đun học khơng cịn phù hợp với chương trình giảng dạy, khơng sát với u cầu thực tế sản xuất hiện nay, biên soạn mới giáo trình phù hợp với yêu cầu thực tế của từng ngành nghề, của ngành xây dựng, cập nhất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cơng nghệ vào chương trình đào tạo. Kết quả biên soạn giáo trình các năm từ 2006-2010 được thể hiện qua bảng biểu sau:

Bảng 2.7: Kết quả biên soạn và chỉnh lý giáo trình của Nhà trường từ 2010 - 2014

Đơn vị tính: Số lượng GT biên soạn

Năm Số lượng giáo trình biên soạn và chỉnh lý

2010 13

2011 20

2012 18

2013 11

Qua kết quả trên chúng ta thấy Nhà trường đã quan tâm tới việc xây dựng biên soạn và chỉnh lý giáo trình, đảm bảo các nghề đào tạo đều có chương trình đề cương.

Để đánh giá mức độ phù hợp của chương trình đào tạo nghề so với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động tác giả đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng là CNKT, người sử dụng lao động, cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên của Nhà trường. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Kết quả điều tra mức độ phù hợp của chương trình đào tạo so với yêu cầu của sản xuất qua ý kiến của CNKT

TT Nội dung đánh giá Điểm

TB Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 % % % % % 1 Kiến thức lý thuyết 3.72 0 11.1 27.7 38.8 22.2 2 Kỹ năng thực hành/ tay nghề 3.97 0 5.56 25 36.1 33.3 3 Thái độ và tác phong nghề nghiệp 4.31 0 0 19.4 30.5 28.5 4 Phẩm chất đạo đức 4.42 0 0 13.8 30.5 55.5 5 Văn hoá, thể thao, rèn luyện

sức khoẻ 4.31 0 2.78 13.8 33.3 28.5

TB cả 5 tiêu chí 4.15 0 3.89 20 33.8 33.6 Bảng 2.9: Kết quả điều tra mức độ phù hợp của chương trình đào tạo qua

thăm dò ý kiến người sử dụng lao động

TT Nội dung đánh giá Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến người trả lời)

1 2 3 4 5 % % % % % 1 Kiến thức lý thuyết 3.07 0 24.14 44.83 31.03 0 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3.10 0 24.14 41.38 34.48 0 3 Thái độ và tác phong nghề nghiệp 3.49 0 13.79 27.59 58.62 0 4 Phẩm chất đạo đức 3.55 0 17.24 27.59 37.93 17.2 5 Văn hoá, thể thao rèn

luyện sức khoẻ

4.21 0 3.45 13.79 41.38 41.3

Bảng 2.10: Kết quả điều tra mức độ phù hợp

của chương trình đào tạo qua thăm dị ý kiến các cán bộ quản lý đào tạo và giáo viên của Nhà trường

TT Nội dung đánh giá Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến người trả lời)

1 2 3 4 5 1 Kiến thức lý thuyết 3.83 0 0 34.78 47.83 17.39 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3.43 0 17.39 26.09 52.17 4.35 3 Thái độ và tác phong nghề nghiệp 3.52 0 13.04 39.13 30.43 17.39 4 Phẩm chất đạo đức 3.83 0 4.35 34.79 34.79 26.09 5 Văn hoá, thể thao, rèn

luyện sức khoẻ 3.61 0 13.04 26.09 47.83 13.04

TB cả 5 tiêu chí 3.64 0 9.56 32.18 42.61 15.65

Nhận xét chung kết quả điều tra: Kết quả trên cho thấy đa số ý kiến chủ

quan của cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường đều cho rằng: Nội dung chương trình đào tạo nghề là khá phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động (điểm TB là 3.64 và 3.48). Cịn các cơ sở sử dụng lao động thì đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành/tay nghề của công nhân thấp hơn các cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên của Nhà trường, cịn các tiêu chí khác thì lại được đánh giá cao hơn. Điều đó cho thấy: Mặc dù Nhà trường đã đặt ra chủ trương và thực hiện biên soạn giáo trình cho phù hợp với yêu cầu của thưc tế sản xuất nhưng có thể do mối quan hệ giữa Nhà trường với cơ sở sản xuất còn lỏng lẻo hoặc chưa phố i hơ ̣p với nhau trong khi xây dựng giáo trình đào tạo nên giáo trình cịn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới công nghệ và thực tế sản xuất.

Những người được đào tạo đang làm việc trong các doanh nghiệp cũng có ý kiến tương tự nhưng sự phù hợp được đánh giá cao hơn (có trên 60% ý kiến đánh giá sự phù hợp ở mức 4 và mức 5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)