Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý
Qua sơ đồ khái niệm quản lý, tiếp cận theo quan điểm hệ thống thì "quản lý" là một quá trình bao gồm các thành tố cấu trúc như: chủ thể quản lý, đối trượng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý… Nếu tiếp cận theo quan điểm hoạt động thì "quản lý" là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý.
Từ việc phân tích các khái niệm và quan điểm tiếp cận khác nhau về quản lý, chúng tôi hiểu: Quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạt được mục tiêu của quản lý.
Toàn bộ hoạt động quản lý đều được thực hiện thông qua các chức năng của nó, như chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra, đánh giá. Nếu không xác định được chức năng quản lý thì chủ thể quản lý khơng thể điều hành được hệ thống quản lý.
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức điều hành xã hội cũng phát triển theo, đó là tất yếu lịch sử. Ngược lại khi trình độ tổ chức điều hành xã hội phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của trình độ sản xuất, của nền văn minh xã hội. Như vậy, quản lý trở thành nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến con người. Quản lý có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội tùy theo trình độ quản lý cao hay thấp.
1.2.2. Đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề
Đào tạo nghề đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp và kiến thức liên quan đến một số lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một cơng việc
nhất định. Có nhiều dạng đào tạo nghề: Đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa và tự đào tạo…
Có rất nhiều định nghĩa về đào tạo nghề, sau đây xin được nêu một số định nghĩa đó:
William Mc. Gehee (1979): Đào tạo nghề là những quy trình mà những cơng ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập sao cho kết quả hành vi đóng góp vào mục đích và các mục tiêu của cơng ty.
Max Forter (1979): cũng đưa ra khái niệm đào tạo nghề phải đáp ứng việc hoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp ở người học, Phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ, Tạo ra sự thay đổi trong hành vi, Đạt được những mục tiêu chuyên biệt.
Tack Soo Chung (1982): Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận công việc được áp dụng đối với người lao động và những đối tượng sắp trở thành người lao động.
ILO định nghĩa: Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc, nghề nghiệp được giao.
Đào tạo nghề bao gồm hai q trình có liên quan hữu cơ với nhau. Đó là: Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo thành thục nhất định về nghề nghiệp.
Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp chuyên môn.
Cơ sở dạy nghề: Là cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khố học.
Cơ sở dạy nghề theo Luật dạy nghề quy định bao gồm các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề [ 2, 20].
1.2.3. Công nhân kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật là người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, trực tiếp vận hành các thiết bị, công cụ lao động để làm ra các sản phẩm cho xã hội hoặc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân, ví dụ như người thợ hàn, thợ sửa chữa xe máy, người lái xe, lái máy xúc, Máy ủi…
Dù ở trình độ nào, ngành nghề nào thì để trở thành CNKT, người lao động đều cần phải qua các khoá đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn để có những năng lực cần thiết cho việc hành nghề.
Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của từng vị trí lao động mà thị trường lao động địi hỏi cơng nhân kỹ thuật có nhiều trình độ khác nhau.
Ở nhiều nước trên thế giới, CNKT được chia thành 3 trình độ: CNKT bán lành nghề (semi- skilled worker), CNKT lành nghề (skilled worker) và CNKT lành nghề trình độ cao (highly - skilled worker).
Những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đã đề ra những yêu cầu mới đối với người cơng nhân. Trong nền sản xuất hiện đại địi hỏi người cơng nhân phải có tư duy sáng tạo, biết giải quyết vấn đề trong quá trình vận hành các phương tiện sản xuất hiện đại cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm với chất lượng cao hơn, biết sử dụng phần mềm của các phương tiện tự động, vi xử lý…
Ở nước ta trước đây CNKT chỉ được đào tạo ở mức độ lành nghề (bậc 3/7), ngày nay để chuẩn bị cho quá trình CNH - HĐH đất nước, Luật dạy nghề 2006 đã quy định dạy nghề có 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Do vậy, CNKT cũng sẽ có 3 trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề [24].
Tuỳ theo mức độ phức tạp của từng nghề để xác định các cấp trình độ đào tạo của nghề đó, có nghề phải đào tạo ở cả 3 trình độ nhưng có nghề chỉ cần đào tạo một đến hai cấp. Ví dụ: Với những nghề đơn giản như nghề mộc, nề, chỉ địi hỏi người CNKT trình độ Sơ cấp nghề hoặc Trung cấp nghề, nhưng
với những nghề phức tạp như nghề thợ tiện điều khiển máy công nghệ cao, thợ sửa chữa thiết bị điện tử thì cần đến CNKT trình độ Cao đẳng nghề.
1.2.4. Đào tạo công nhân kỹ thuật
Đào tạo CNKT là một q trình sư phạm có mục đích, có nội dung và phương pháp, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của người CNKT để họ có cơ hội tìm việc làm và có năng lực hành nghề ở vị trí lao động theo yêu cầu sản xuất. Kết thúc khoá đào tạo, người học được cấp bằng hoặc chứng chỉ để có thể hành nghề.
Năng lực hành nghề (Competency) của họ bao gồm 3 yếu tố: Kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill) và thái độ (Atitude) mà mỗi nghề địi hỏi người CNKT phải có để có thể hành nghề.
Kiến thức là những hiểu biết về các khái niệm, định nghĩa, nguyên lý, quy tắc, phương pháp, sự kiện về cơng cụ lao động, đối tượng lao động, quy trình cơng nghệ, sản phẩm lao động và những hiểu biết khác cần thiết cho việc hành nghề. Những kiến thức này có được qua q trình học nghề và trong kinh nghiệm lao động sản xuất của bản thân.
Kỹ năng là sự thể hiện khả năng thực hiện thành thạo các công việc của nghề theo yêu cầu sản xuất của thị trường lao động.
Thái độ nghề nghiệp là những phẩm chất đạo đức trong lao động như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tập thể, tác phong cơng nghiệp và các phẩm chất cần thiết khác để người CNKT có thể lao động với chất lượng vµ hiệu quả.
Với sự phát triển phong phú và đa dạng của đào tạo nghề cũng như nhu cầu rất đa dạng của người học và của thị trường lao động, ngày nay đang tồn tại 3 loại hình đào tạo CNKT là đào tạo chính quy (fomal training), đào tạo khơng chính quy (non - formal training) và đào tạo phi chính quy (informal training). Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO các loại hình đào tạo này được nhìn nhận như sau:
Đào tạo chính quy là loại hình đào tạo được thực hiện với chương trình đào tạo được quy định khi người học tốt nghiệp một khoá đào tạo theo một
chương trình nào đó có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo có trình độ cao hơn của hệ thống giáo dục quốc dân.
Đào tạo không chính quy là loại hình đào tạo được thực hiện với các chương trình đào tạo thiết kế theo nhu cầu của người học hoặc người sử dụng lao động mà khi học xong chương trình này người học có thể khơng được thừa nhận để tiếp tục học trình độ cao hơn của hệ thống giáo dục quốc dân.
Đào tạo phi chính quy là loại hình đào tạo nhằm hình thành một số năng lực cho người lao động, khơng theo một chương trình được quy định.
Với đặc điểm của đào tạo CNKT, thực hành là chủ yếu, q trình đào tạo có thể được thực hiện tại trường, tại Cơ sở sản xuất hoặc liên kết giữa trường và Cơ sở sản xuất.
Tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo, CNKT có thể được đào tạo tại các Cơ sở đào tạo ngắn hạn như: Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên… ở các Cơ sở đào tạo dài hạn như: Trường trung cấp nghề, Trường CĐ nghề, Trường TCCN, Trường Cao đẳng, Trường Đại học hoặc tại các Cơ sở sản xuất.
Tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo, trình độ tuyển sinh cũng như thời gian đào tạo CNKT có khác nhau. Theo Luật dạy nghề 2006, Dạy nghề được thực hiện dưới 1 năm đối với đào tạo nghề trình độ Sơ cấp, từ 1 đến 3 năm đối với trình độ Trung cấp và Cao đẳng.
1.2.5. Cơ sở sản xuất
Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản có trụ sở giao dịch được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội.
1.2.6. Đào tạo thực hành nghề
Thuật ngũ “Đào tạo ” được coi như một động từ chỉ hoạt động dạy dỗ, rèn luyện, biến đối tượng được đào tạo trở thành người có nhiều hiểu biết, có nghề nghiệp, có tri thức, chun mơn nghiệp vụ. Về bản chất, đào tạo là dạy
các kỹ năng thực hành nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, giúp người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống. Chuẩn bị cho người học thích nghi với cuộc soongsvaf khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Tóm lại, “Đào tạo là một q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ sảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có nang xuất và hiệu quả”. Nội hàm của khái niệm đào tạo là: Nội dung đào tạo; Đối tượng đào tạo; Phương pháp đào tạo; Cách thức tổ chức đào tạo;Thời gian đào tạo; Mục tiêu đào tạo .
Theo tác giả: Đào tạo là hoạt động dạy dỗ, rèn luyện có tổ chức của chủ thể đào tạo đối với đối tượng đào tạo nhằm phát triển kỹ năng, hoàn thiện nhân cách, gia tăng nội lực con người , đáp ứng mục đích, yêu cầu đã định.
Thuật ngữ “Đào tạo thực hành nghề” thường được hiểu là “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực (Chú trọng năng lực thực hành) và các phẩm chất tương xứng với trình độ đào tạo, nói cách khác “Đào tạo thực hành nghề là q trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành phát triển một cách có hệ thống những kiển thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Định nghgiax trên đã đề cấp đến đối tượng (người học nghề), mục tiêu (đáp ứng nhu cầu xã hội, nội dung(kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) của ĐTN. Do đó, cũng tương tự như đào tạo, ĐTN cũng bao gồm các thành tố như: Chủ thể đào tạo, đối tượng được đào tạo, nội dung, phương pháp đào tạo, mục tiêu, hiệu quả đào tạo.
Theo tác giả, đào tạo thực hành nghề là quá trình tác động của chủ thể đào tạo tới đối tượng được đào tạo thơng qua quy trình: Đầu vào - q trình dạy học - kết quả đầu ra nhằm thực hiện mục tiêu - đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.2.7. Biện pháp Phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất sở sản xuất
Phối hợp đào tạo là sự hợp tác, phối hợp giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất để cùng nhau thực hiện những cơng việc nào đó của q trình đào tạo nhằm góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước đồng thời mang lại lợi ích cho mỗi bên. Do vậy, quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất là quan hệ cung - cầu, quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Bởi vậy sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất là không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi bên trong cơ chế thị trường.
Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về biện pháp phối hợp. Trên phương diện tổ chức, biện pháp phối hợp được hiểu “là phối hợp với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”; “là sự phối hợp, kết hợp với nhau, chỉnh sửa cho phù hợp các khái niệm, các hành động và các thành phần cấu thành”. Xét trên phương diện mục tiêu, hiệu quả, liên kết: “là phối hợp cùng một mục đích và trong cùng một lúc nhiều tác dụng khác nhau tăng cường lẫn nhau”; “là bố trí cùng nhau làm theo một kế hoạch chung để đạt một mục đích chung”, tuy nhiên, dù xét trên phương diện nào, cách tiếp cận nào, phối hợp cũng hướng tới điểm chung; là sự phối hợp, kết hợp được hợp thành bởi các yếu tố: Đối tượng (chủ thể) tham gia hoạt động phối hợp, hình thức phối hợp, nội dung phối hợp, mục đích phối hợp.
Biện pháp phối hợp là một hình thức liên kết cho phép cơ sở đào tạo, các tổ chức kết hợp với nhau cùng thực hiện các chương trình đào tạo, trong đào tạo thực hành nghề, phối hợp đào tạo là một hình thức gửi học sinh đến thực tập tại các nhà máy, cơng trình, tại doanh nghiệp có điều kiện về trag thiết bi.., là một hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo yêu cầu đầu ra.
Nội hàm của khái niệm biện pháp phối hợp đào tao thực hành nghề được xác định qua: Chủ thể phối hợp đào tạo là CSĐT và CSSX, Mục đích phối hợp đào tạo là tối đa hóa lợi ích các bên tham gia, đảm bảo mục tiêu phát triển nhân
lực, đáp ứng yêu cầu xã hội. Nội dung, hình thức phối hợp đào tạo theo thỏa thuận đã được thống nhất. Hai bên cùng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện trên cơ sở nguyên tắc hai bên cùng cộng đồng trách nhiệm và cùng có lợi nhằm đảm bảo mục tiêu đã định.
Trong thực tế, phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất có nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu và khả năng của mỗi bên. Các mức độ có thể kể đến là: