Chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 67 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựng

2.3.3. Chất lượng đào tạo

Tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp của Nhà trường từ năm học 2010 đến nay đạt từ khoảng 98 - 100%, trong đó tỷ lệ đạt khá, giỏi là 37,37%, xếp loại trung bình và trung bình khá là 66,63%, khơng có học sinh xếp loại yếu, kỹ năng thực hành đạt khá trở lên là 30%. Theo đánh giá của các doanh nghiệp

qua kết quả khảo sát của phòng Dạy nghề, Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Ninh:

- Về kiến thức chuyên môn: Khoảng 29% người được hỏi đánh giá HS học nghề có kiến thức chuyên mơn đạt từ loại khá trở lên, 54% có kiến thức chun mơn đạt loại trung bình, cịn khoảng 17% HS có kiến thức chun mơn yếu.

- Về kỹ năng thực hành tay nghề: Có 30% học sinh có tay nghề khá giỏi, loại trung bình khoảng 62%, có 8% tay nghề yếu.

- Tác phong công nghiệp: Khá và tốt 48%, trung bình 34%, yếu 18%. Những kết quả trên cho thấy: Chất lượng đào tạo tương đối tốt, chỉ có khoảng 1-3% học sinh yếu kém về các mặt: đạo đức, kiến thức và kỹ năng thực hành. Qua đánh giá của các doanh nghiệp cho kết quả: Khoảng 30% học sinh có kiến thức và tay nghề khá và tốt.

Để khảo sát chất lượng đào tạo đội ngũ CNKT đang làm việc trong các lĩnh vực, tác giả đã tiến hành lập phiếu điều tra (Câu 2, Phụ lục 1; Câu 2, phụ lục 2; Câu 2, Phụ lục 3). Đối tượng điều tra là những người CNKT đã tốt nghiệp tại trường, cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất doanh nghiệp có sử dụng CNKT được đào tạo ở Nhà trường và cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường. Để điều tra, tác giả đã chọn 04 doanh nghiệp, xí nghiệp điển hình trên địa bàn thành Phố có sử dụng lao động đã tốt nghiệp ở Trường Trung cấp xây dựng để tiến hành điều tra thu thập số liệu là: Công ty LICOGI 17.1, LICOGI 2, Nhà máy nhiệt điện ng Bí, Xí nghiệp xây dựng và cơ khí điện nước. Kết quả điều tra được phản ánh ở bảng 2.2, bảng 2.3 và bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo CNKT qua thăm dò ý kiến người sử dụng lao động

TT Nội dung đánh giá Điểm

TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến người trả lời)

1 2 3 4 5

1 Kiến thức chuyên môn 3.03 0 20.69 55.17 24.14 0 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3.31 0 13.79 41.38 44.83 0 3 Kỹ năng tiếp cận TB, CN mới 3.21 6.9 13.79 31.03 48.28 0 4 Khả năng lao động sáng tạo 3.21 0 17.24 48.28 31.03 3.45 5 Khả năng phối hợp, làm việc

theo nhóm 3.14 0 13.79 58.62 27.59 0

6 Khả năng giải quyết các

tình huống 3.17 0 10.34 65.52 20.69 3.45 7 Tác phong nghề nghiệp 3.17 3.45 17.24 41.38 34.48 3.45 8 Phẩm chất đạo đức 4.03 0 13.79 34.48 55.17 10.3 9 Tình trạng sức khoẻ 4.06 0 3.45 10.34 62.07 0

Bảng 2.3: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo CNKT qua thăm dò ý kiến các CNKT đã được đào tạo (Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức

độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người được đào tạo)

TT Nội dung đánh giá Điểm

TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến người trả lời)

1 2 3 4 5

1 Kiến thức chuyên môn 3.42 2.78 16.67 52.7 36.1 13.8 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3.67 0 11.11 33.3 33.3 22.2 3 Kỹ năng tiếp cận TB, CN mới 3.67 0 16.67 22.2 36.1 25 4 Khả năng lao động sáng tạo 3.92 0 8.33 27.7 27.7 36.1 5 Khả năng giải quyết các tình huống 4 0 2.78 30,5 30,5 36,1 6 Tác phong nghề nghiệp 3.81 0 8.33 30.5 33,3 27,7 7 Phẩm chất đạo đức 4,19 0 8,33 16,6 22,2 52,7 8 Tình trạng sức khoẻ 4,25 0 2,78 25 16,6 55,5

Bảng 2.4: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo CNKT qua thăm dò ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường (Chất lượng đào tạo được đánh

giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người được đào tạo)

TT Nội dung đánh giá Điểm

TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (tính theo % ý kiến người trả lời)

1 2 3 4 5

1 Kiến thức chuyên môn 3,91 0 4,35 21,74 52,17 21,7 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3,48 4,35 8,70 26,09 56,52 4,35 3 Khả năng lao động sáng tạo 3,26 4,35 8,70 52,17 26,09 8,70 4 Khả năng phối hợp, làm việc

theo nhóm

3,17 4,35 13,0 52,17 21,74 8,70

5 Tác phong nghề nghiệp 3,48 0 13,0 47,83 26,09 13,0 6 Phẩm chất đạo đức 3,78 0 8,70 26,09 43,48 21,7 7 Tình trạng sức khoẻ 3,78 4,35 8,70 13,04 52,17 21,7

* Nhận xét chung kết quả điều tra thực trạng chất lượng đào tạo.

Kết quả điều cho thấy: Đánh giá chủ quan của cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề của Nhà trường và đánh giá khách quan của người sử dụng lao động là tương đối thống nhất, các tiêu chí đều đạt từ mức trung bình trở lên (điểm trung bình 3,03 đến 4,06). Tuy nhiên cũng còn ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo còn đạt ở mức thấp. Còn đánh giá của chính những người được đào tạo thì cao hơn (điểm trung bình đạt từ 3,42 đến 4,25). Nhưng cũng cịn có 3% ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo là rất thấp (1 điểm) và 3-7% ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo còn thấp (2 điểm).

Nhận xét về chất lượng đào tạo: Cơ cấu ngành nghề đào tạo có sự thay đổi có những ngành nghề trước đây có tỷ lệ người học cao (nghề thợ hàn, thợ nề) thì nay giảm mạnh, nhà trường cũng đã mở thêm ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, chất lượng dạy nghề được nâng lên từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ và thị trường lao động, gần 80% học sinh sau khi học nghề tại Nhà trường đều có việc làm trong các doanh nghiệp của Tổng

công ty - LICOGI và một số doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tự tạo được việc làm ổn định trên địa bàn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa đói giảm nghèo của thành Phố ng Bí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)