8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Quản lý hệ thống thông tin đào tạo việc làm
3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp
- Đối với CSDN: Biết được nhu cầu về ngành nghề đào tạo, nhu cầu về trình độ CNKT của các CSSX để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế hiện tại.
- Đối với các CSSX: biết được khả năng đào tạo của CSDN có thể cung cấp cho CSSX những CNKT phù hợp với ngành nghề mà CSSX cần.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Cung cấp thông tin đến CSSX về năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo, các khoá đào tạo, các phương thức đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, các nguồn lực phục vụ cho đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ, uy tín và những thành tựu đã đạt được trong đào tạo, khả năng cung cấp các sản phẩm đào tạo và các yêu cầu tuyển sinh của CSDN.
- CSDN nắm được thông tin từ CSSX về năng lực sản xuất, kế hoạch phát triển sản xuất, quy mô và chất lượng sản phẩm cung cấp, số lượng chất lượng chủng loại thiết bị sản xuất, các cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phục vụ sản xuất, mơi trường sản xuất, tình hình đào tạo, bồi dưỡng, cơ cấu và trình độ cán bộ kỹ thuật, nhu cầu tuyển dụng đội ngũ kỹ thuật phục vụ sản xuất theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tình hình tham gia hợp tác với các CSDN trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, tuyển sinh - tuyển dụng và những thông tin liên quan đến phối hợp với CSDN.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- CSDN cần tham gia vào các hội thảo như: Hội thảo “nâng cao hiệu quả phối hợp trong đào tạo nghề và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” do
Sở Lao động thương binh và Xã hội tổ chức hàng năm. Dự Hội thảo có đại diện các cơ sở dạy nghề và đại diện các doanh nghiệp. Đây là hội thảo có mặt hai bên (CSDN và CSSX) bàn trực tiếp về các nội dung của vấn đề phố i hơ ̣p giữa cơ sở dạy nghề và CSSX do một cơ quan Nhà nước đứng ra tổ chức là Sở lao động thương binh và xã hội.
- CSDN phải tham gia vào các buổi hội chợ việc làm do Thành phố, Tỉnh tổ chức. Tại hội chợ có mặt của nhiều bên tham gia như: CSDN, CSSX, người có nhu cầu học nghề, tìm việc làm, người dân… Tại đây các CSSX có được thơng tin về khả năng, năng lực đào tạo nghề của CSDN. Còn CSDN biết nhu cầu học nghề, nhu cầu tuyển dụng người sau khi tốt nghiệp của CSSX để chủ động phối hơ ̣p trong đặt hàng đào tạo, đào tạo tại chỗ và đề nghị các doanh nghiệp, CSSX sử dụng lao động qua đào tạo để nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.
- Tham gia vào các buổi tư vấn mùa thi do Tỉnh đoàn Quảng Ninh tổ chức cho các em học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua phương tiện phát thanh - truyền thông, tuyên truyền về kế hoạch tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo, các chương trình hợp tác phối hơ ̣p với CSSX… đến với người học.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- CSDN phải phố i hợp để đưa lên các kênh thông tin: báo Nhân dân, báo Quảng Ninh, đài phát thanh truyền hình Quảng ninh và các đài địa phương ngoài tỉnh Quảng Ninh, trên các Website, Internet, bằng con đường công văn gửi thư, fax… để thông tin đến từng doanh nghiệp, địa phương, cá nhân có nhu cầu học nghề, và phố i hợp đào tạo nghề.
- CSDN xây dựng hệ thống thông tin về phố i hợp đào tạo với mục đích là cung cấp đầy đủ và chính xác các thơng tin về đào tạo, việc làm. CSDN cử 01 phó hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng hệ thống thơng tin và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin một cách hiệu quả. Phòng tuyển sinh giới thiệu
việc làm hoặc Phòng Đào tạo chuẩn bị các nội dung về năng lực, uy tín đào tạo của CSDN, nhu cầu tuyển sinh, ngành nghề, hệ đào tạo, năng lực, chất lượng đào tạo, khả năng cung cấp các sản phẩm đào tạo cho các CSSX. Phịng cơng tác học sinh, sinh viên, Phòng Tổ chức - Hành chính chuẩn bị các dụng cụ trang thiết bị như máy chiếu, pano, băng, đĩa, phát thông báo tuyển sinh để truyền thông về khả năng đào tạo của CSDN.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội - đại diện là cơ quan Nhà nước đứng ra tổ chức các buổi Hội thảo, Hội chợ việc làm để CSDN và CSSX biết được nhiều thông tin về thị trường đào tạo và việc làm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phối hơ ̣p đào tạo nghề.