Các loại hình tổ chức phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo và cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 46 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các loại hình tổ chức phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo và cơ sở

Với tính đa dạng của sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất. Hiện nay đang tồn tại nhiều loại hình tổ chức phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất sau:

1.5.1. Tổ chức cơ sở đào tạo nằm trong cơ sở sản xuất

Để chuẩn bị nhân lực kỹ thuật cho việc phát triển sản xuất một cách chủ động đồng thời để đào tạo gắn luôn với sản xuất. Ở nhiểu nước, nhiều Tổng công ty và doanh nghiệp lớn được cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cho phép mở các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc doanh nghiệp của họ. Cơ sở đào tạo được coi như là “phân xưởng đào tạo” của CSSX chịu quản lý trực tiếp của CSSX và thường do một phó Giám đốc CSSX chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của cơ sở đào tạo. Phân xưởng đào tạo này do CSSX đầu tư và cấp kinh phí cho các hoạt động đào tạo kết hợp với sản xuất. Giáo viên hầu hết là sư kỹ và công nhân giỏi của CSSX, được CSSX cử ra làm chuyên trách về đào tạo.

Tuyển sinh chủ yếu là theo yêu cầu phát triển nhân lực của CSSX. Do vậy đại bộ phận học sinh tốt nghiệp các khoá đào tạo đều được CSSX bố trí sử dụng. Tuy nhiên, cũng có những CSSX có điều kiện mở những khố đào tạo theo đơn đặt hàng của CSSX khác chưa đủ điều kiện để mở cơ sở đào tạo.

Các khoá đào tạo do CSSX tổ chức có thể được tiến hành nhưng cũng có thể tổ chức các khố đào tạo và bồi dưỡng theo yêu cầu riêng biệt của CSSX. Những khố đào tạo theo chương trình và trình độ đào tạo quốc gia được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sau khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng tốt nghiệp theo hệ thống văn bằng quốc gia. Những khoá đào tạo theo yêu cầu của CSSX theo chương trình riêng thì học sinh sau khi tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo, bằng tốt nghiệp được công nhân trong phạm vi quốc gia còn giấy chứng nhận được cơng nhận trong phạm vi CSSX.

Với loại hình tổ chức này, CSSX là chủ thể của quá trình phối hợp đào tạo thực hành nghề và mọi hoạt động đào tạo gắn với sản xuất của cơ sở đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hành của CSSX.

Tổ chức phối hợp này có ưu điểm là thực hiện triệt để được nguyên lý học đi đôi với hành, đào tạo gắn với sử dụng và quy luật cung cầu của cơ chế thị trường trong đào tạo. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng đào tạo học sinh được học thực hành trong điều kiện học thực tế với đầy đủ phương tiện sản xuất hiện đại của sản xuất mà các cơ sở dạy nghề độc lập thường khơng có được. Hơn nữa học sinh cịn được học với các kỹ sư và cơng nhân giỏi những người luôn được tiếp cận với những công nghệ hiện đại của sản xuất điều mà giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề thường khơng có được.

Loại hình phối hợp đào tạo thực hành nghề với sản xuất này cũng nâng cao được chất lượng đào tạo do hầu hết học sinh tốt nghiệp các khoá đào tạo đều được sử dụng và phát huy tốt hiệu quả trong lao động sản xuất làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Tuy nhiên loại hình tổ chức phối hợp này cũng cần có những điều kiện để có thể thực hiện và cũng có những nhược điểm nhất định.

Điều kiện đầu tiên là CSSX phải đủ mạnh, có tiềm năng và nhu cầu phát triển nhân lực trong tương lai thì mới đủ sức và có nhu cầu để tổ chức cơ sở Dạy nghề thuộc CSSX, không phải CSSX nào cũng đủ sức mở cơ sở đào tạo nghề cho riêng mình mặc dù loại hình này có rất nhiều ưu việt.

Mặt khác, loại hình tổ chức này cũng có nhược điểm là giáo viên của các CSSX thường giỏi về chuyên môn nhưng lại chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về sư phạm do vậy thường chỉ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng nghề mà ít quan tâm đến rèn luyện năng lực sáng tạo cho người học và sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, nội dung và kế hoạch đào tạo thường hướng nhiều tới cơng việc và kế hoạch của CSSX nên có khi ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và tới việc hình thành nhân cách tồn diện cho thế hệ trẻ.

Tổ chức phối hợp này được thể hiện ở sơ đồ 1.5.

CƠ SỞ SẢN XUẤT

Sơ đồ 1.5. Tổ chức cơ sở đào tạo nằm trong cơ sở sản xuất 1.5.2. Tổ chức đơn vị sản xuất nằm trong cơ sở đào tạo 1.5.2. Tổ chức đơn vị sản xuất nằm trong cơ sở đào tạo

Với nguyên lý học tập kết hợp lao động sản xuất, ở nhiều nước trường dạy nghề được phép tổ chức các đơn vị sản xuất trong trường. Đơn vị sản xuất này chịu sự quản lý trực tiếp của trường và thường do một Phó hiệu trưởng của trường chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động đào tạo và sản xuất của đơn vị này. Với hình thức tổ chức này, nhà trường là chủ thể của việc liên kết giữa đào tạo và sản xuất, đơn vị sản xuất này do nhà trường đầu tư xây dựng và được coi như xưởng thực hành của trường chỉ khác là phân xưởng này đồng

Đầu vào đào tạo Cơ sở (HS tốt nghiệp) Đầu ra

Đơn vị Sản xuất Phân xưởng Đơn vị Sản xuất Phân xưởng

thời phải thực hiện hai nhiệm vụ vừa đào tạo vừa sản xuất ra các sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ và như một xí nghiệp.

Như vậy đơn vị sản xuất này cần xây dựng hai kế hoạch là kế hoạch đào tạo và kế hoạch sản xuất và phải phối kết hợp hai kế hoạch này với nhau để cùng thực hiện tốt hai nhiệm vụ là đào tạo và sản xuất. Chính nhờ việc thực hiện hai nhiệm vụ này nên đơn vị sản xuất này thực hiện triệt để nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lao động kết hợp với sản xuất mà các xưởng thực hành ở các trường day nghề khơng có được.

Loại hình tổ chức liên kết này được mơ tả ở sơ đồ 1.6.

CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Sơ đồ 1.6. Tổ chức đơn vị sản xuất nằm trong cơ sở dạy nghề

Tuy nhiên, loại hình phối hợp này cũng có những hạn chế của nó. Trước hết là do trường dạy nghề thường khơng có đủ kinh nghiệm trong sản xuất và ít có điều kiện để đầu tư được các trang thiết bị hiện đại như các xí nghiệp. Mặt khác giáo viên các trường dạy nghề thường bị lạc hậu so với các công nghệ thường xuyên được đổi mới trong sản xuất, học sinh học nghề trong trình học tập cũng chưa có đủ những kỹ năng cần thiết để sản xuất ra những phẩm có chất lượng có cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, do phải thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo của các khoá đạo tạo nên các mặt hàng sản xuất thiếu ổn định làm ảnh hưởng đến khách hàng và thương hiệu trên thị trường.

Đầu vào

Đơn vị

đào tạo Đầu ra

Đơn vị sản xuất

1.5.3. Cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất là những đơn vị độc lập

Với loại hình tổ chức này cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất là những đơn vị hồn tồn độc lập khơng phụ thuộc vào nhau có sứ mệnh và chức năng riêng của mình nhưng tự nguyện phối hợp cùng nhau thực hiện đào tạo CNKT vì lợi ích chung của cả đơi bên. Loại hình tổ chức này rất linh hoạt mỗi cơ sở đào tạo có thể thiết lập sự phối kết hợp với một hoặc một số cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất khác nhau cũng có thể khác nhau. Một cơ sở đào tạo có thể thiết lập sự phối hợp toàn diện với một số cơ sở sản xuất nhưng cũng có thể chỉ thiết lập phối hợp có giới hạn hoặc liên kết rời rạc với một số cơ sở sản xuất khác tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi bên, miễn là sự phối hợp mang lại hiệu qủa cao trong những điều kiện cho phép. Loại hình tổ chức này được thể hiện như ở sơ đồ 1.7.

Sơ đồ 1.7. Tổ chức phối hợp cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất độc lập

Loại hình tổ chức này có ưu điểm là tận dụng được thế mạnh của mỗi bên thậm chí là của từng xí nghiệp khác nhau để góp phần nâng chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm phục vụ lợi ích của đơi bên mà không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của mỗi bên. Chính nhờ sự mềm dẻo, linh hoạt này mà mối liên kết mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là mối liên hệ giữa Nhà trường và các khách hàng của mình để nắm bắt yêu cầu

Cơ sở Sản xuất CƠ SỞ ĐÀO TẠO Cơ sở Sản xuất Đầu ra Đầu vào

của từng loại khách hàng khác nhau để đáp ứng nhu cầu về nhân lực của họ trong cơ chế thị trường.

Tuy nhiên với loại hình tổ chức liên kết này cơ sở đào tạo cũng có những khó khăn trong việc thực hiện. Trước hết là do nhiều đầu mối nên sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý cũng như tổ chức thực hiện liên kết đào tạo. Mặt khác do trình độ cơng nghệ của các cơ sở sản xuất có thể khác nhau với các chuẩn chất lượng khác nhau làm cho cơ sở đào tạo khó khăn trong việc xác định chuẩn đào tạo và do vậy trình độ học sinh tốt nghiệp cũng sẽ không đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)