Biện pháp Tổ chức thực tập sản xuất tại CSSX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 99 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp Tổ chức thực tập sản xuất tại CSSX

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- CSDN giảm kinh phí đào tạo nhờ tận dụng cơ sở vật chất từ CSSX, rèn luyện tác phong cơng nghiệp cho HSSV, có thể tăng thu nhập cho HSSV.

- Nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho học sinh, giúp học sinh được tiếp cận với trang thiết bị máy móc hiện đại và có kinh nghiệm thực tế.

- Đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề theo năng lực thực hiện, theo yêu cầu của thị trường lao động, tăng cường đội ngũ lao động kỹ thuật cho CSSX, tạo khả năng tìm kiếm việc làm cho HSSV.

- Các CSSX có thể tuyển chọn được lao động theo yêu cầu của mình.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- HSSV thực tập thực hiện một số công việc (nguyên công, bước) đơn giản. Thời gian đầu khi mới bước vào thực tập cịn bỡ ngỡ với mơi trường sản xuất, với thiết bị, với công nghệ nên học sinh cần được hướng dẫn tỷ mỷ về quy trình sản xuất và được chỉ định thực hiện một số công việc (nguyên công, hoặc bước công việc) đơn giản. Đây là giai đoạn làm quen với dây chuyền sản xuất, sau đó tuỳ theo mức độ tiến bộ mà GV hướng dẫn (GV kiêm chức) có thể giao nhiệm vụ phức tạp dần cho đến khi học sinh có thể thực hiện được tất cả các cơng việc hoặc ngun cơng của q trình sản xuất dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- HSSV thực tập tham gia làm ra sản phẩm với sự theo dõi, giám sát của giáo viên.

- HSSV hoàn thiện các kỹ năng, độc lập thực hiện tồn bộ quy trình sản xuất và phát huy tính sáng tạo của bản thân.

3.2.5.3. Cách thức thực biện pháp

- Cơ sở dạy nghề phố i hợp với CSSX đưa HSSV cùng giáo viên hướng dẫn của CSDN đến CSSX để tiến hành chương trình thực tập.

- Cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình thực tập, nội dung, thời gian thực tập, thành lập và tổ chức đoàn thực tập, ban hành phổ biến nội quy an toàn sản xuất nơi thực tập cho giáo viên và học sinh đi thực tập. Nội dung chương trình thực tập của CSDN phải được thống nhất với CSSX và thể hiện dưới hình thức văn bản, hợp đồng thực tập.

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cơ sở dạy nghề có kế hoạch chi tiết, cụ thể về đợt thực tập và thông báo sớm đến CSSX để có sự chuẩn bị trước.

- Phía CSSX đảm bảo tạo điều kiện về các cơ sở vật chất cho đoàn thực tập, đảm bảo vệ sinh an tồn lao động trong q trình thực tập.

- Hai bên cử giáo viên và chuyên gia đại diện tham gia vào quá trình thực tập và đánh giá kết quả thực tập theo yêu cầu mục tiêu giữa cơ sở dạy nghề và CSSX.

3.2.6. Biện pháp Hoàn thiện cơ chế thực hiện hệ thống chính sách về phới hợp đào tạo giữa CSDN và CSSX

3.2.6.1 Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng củng cố và phát triển cơ chế thực hiện hệ thống chính sách mang tính pháp lý và ổn định lâu dài về phố i hợp đào tạo giữa CSDN và CSSX.

- Tăng cường mối quan hệ thường xuyên giữa CSDN và CSSX.

- Hồn chỉnh các cơ chế phớ i hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc phối hơ ̣p đào tạo.

3.2.6.2 Nội dung của biện pháp

- Cơ chế về thực hiện chính sách về sử dụng thông tin đào tạo - việc làm.

- Cơ chế thực hiện chính sách về đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo. - Cơ chế thực hiện chính sách đối với giáo viên kiêm nghiệm từ sản xuất. - Có cơ chế thực hiện chính sách đối với học sinh học nghề trong quá trình thực tập sản xuất tại CSSX.

- Cơ chế thực hiện chính sách về sử dụng cơ sở vật chất và tài chính của CSSX cho đào tạo.

- Đảm bảo cam kết giữa CSDN và CSSX. CSDN phải đảm bảo chất lượng sản phẩm giáo dục, tạo ra giá trị và chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. CSSX là người thụ hưởng kết quả giáo dục phải đảm bảo trả tiền cho sản phẩm giáo dục mà mình sử dụng.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hình thành hệ thống thơng tin nhiều chiều, đa dạng nhưng thống nhất đầy đủ chính xác về tình hình đào tạo và việc làm.

- Các chỉ số thông tin về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo của cơ sở dạy nghề, nhu cầu lao động của CSSX trong hiện tại và tương lai phải được thơng báo chính xác. Tránh tình trạng thơng tin cơng bố một cách tự phát thiếu thống nhất, thiếu chính xác.

- Để tăng cường sự quản lý của Nhà nước cần phải có các chính sách, thơng qua hệ thống pháp luật, các quy định cụ thể phải ràng buộc CSDN không thể tuỳ tiện đào tạo theo phong trào như hiện nay và các CSSX sử dụng lao động phải có trách nhiệm hơn đối với cơng tác tuyển dụng, phân công lao động tương ứng với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

- Các cơ chế thực hiện chính sách phải hướng tới việc tiến tới giao quyền tự chủ cho CSDN. Trên cơ sở đó, CSDN tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo. Kế hoạch đó phải phản ánh năng lực đào tạo của mình và khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo, để từ đó xúc tiến việc làm cho học sinh, sinh viên thất nghiệp, cũng như tiến hành kí kết hợp đồng đào tạo với các CSSX dụng học sinh sau khi tốt nghiệp.

- Trong trường hợp đào tạo phố i hợp, đào tạo theo địa chỉ: Các chính sách phải tạo ra khung pháp lý buộc các cơ sở sử dụng lao động phải tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng lao động trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Kế hoạch này là nguồn tài liệu quan trọng để tiến hành ký kết hợp đồng phối hơ ̣p đào tạo

- Các cơ chế về thực hiện chính sách cho giáo viên kiêm nghiệm phải khuyến khích được các đối tượng thụ hưởng sẵn sàng tham gia đào tạo phối hợp. Ngồi ra, phải có tính đồng bộ nhất qn với nhau và với các chính sách đối với các giáo viên của CSDN.

- Có cơ chế chính sách và kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên kiêm nhiệm để đảm bảo tính hợp pháp trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV một cách chính xác.

- Các cơ chế thực hiện chính sách cần đảm bảo quyền lợi để động viên, khuyến khích, tạo động lực học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên kiêm nhiệm nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo phớ i hơ ̣p.

- Có cơ chế thực hiện chính sách thu hút chun gia giỏi tham gia hướng dẫn học sinh thực tập thông qua việc đảm bảo thu nhập về tiền lương, thưởng và các chế độ khác sao cho khơng bị thua thiệt, thậm chí cịn cao hơn so với sản xuất.

- Quy định về trách nhiệm của HSSV thực tập đối với chất lượng sản phẩm, việc đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh mơi trường.

- Có cơ chế thực hiện chính sách đảm bảo các quyền lợi được hưởng thụ của HSSV khi thực tập làm ra sản phẩm về tiền công, bồi dưỡng độc hại, sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp.

- Có quy chế khen thưởng đối với HSSV có kết quả học tập và thực tập tốt. Giúp đỡ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Có cơ chế thực hiện chính sách để tạo hành lang pháp lý cho CSSX để CSDN có thể huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị của CSSX phục vụ cho kế hoạch đào tạo theo hợp đồng. Chính sách cần hướng tới việc quy định quyền và trách nhiệm của mỗi bên cùng với các chế tài kèm theo trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị, nhà xưởng, đặc biệt là thiết bị tiên tiến, đắt tiền cho đào tạo thực hành.

3.2.6.4 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, thành phố ban hành

các chính sách về đào tạo và việc làm, đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo, huy động giáo viên kiêm nhiệm, cơ sở vật chất, tài chính từ cơ sở.

- Thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội thảo, hội nghị chuyên đề… về vấn đề thông tin đào tạo - việc làm giữa CSDN và CSSX.

- CSDN và CSSX cần nhận thức rõ lợi ích của việc liên kết từ đó chủ động bàn bạc thống nhất để đưa ra văn bản cam kết, cơ chế ràng buộc hai bên về vấn đề phố i hơ ̣p đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)