Biện pháp Phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa cơ sở đào tạo và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm

1.2.7. Biện pháp Phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa cơ sở đào tạo và

sở sản xuất

Phối hợp đào tạo là sự hợp tác, phối hợp giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất để cùng nhau thực hiện những cơng việc nào đó của q trình đào tạo nhằm góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước đồng thời mang lại lợi ích cho mỗi bên. Do vậy, quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất là quan hệ cung - cầu, quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Bởi vậy sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất là không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi bên trong cơ chế thị trường.

Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về biện pháp phối hợp. Trên phương diện tổ chức, biện pháp phối hợp được hiểu “là phối hợp với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”; “là sự phối hợp, kết hợp với nhau, chỉnh sửa cho phù hợp các khái niệm, các hành động và các thành phần cấu thành”. Xét trên phương diện mục tiêu, hiệu quả, liên kết: “là phối hợp cùng một mục đích và trong cùng một lúc nhiều tác dụng khác nhau tăng cường lẫn nhau”; “là bố trí cùng nhau làm theo một kế hoạch chung để đạt một mục đích chung”, tuy nhiên, dù xét trên phương diện nào, cách tiếp cận nào, phối hợp cũng hướng tới điểm chung; là sự phối hợp, kết hợp được hợp thành bởi các yếu tố: Đối tượng (chủ thể) tham gia hoạt động phối hợp, hình thức phối hợp, nội dung phối hợp, mục đích phối hợp.

Biện pháp phối hợp là một hình thức liên kết cho phép cơ sở đào tạo, các tổ chức kết hợp với nhau cùng thực hiện các chương trình đào tạo, trong đào tạo thực hành nghề, phối hợp đào tạo là một hình thức gửi học sinh đến thực tập tại các nhà máy, cơng trình, tại doanh nghiệp có điều kiện về trag thiết bi.., là một hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo yêu cầu đầu ra.

Nội hàm của khái niệm biện pháp phối hợp đào tao thực hành nghề được xác định qua: Chủ thể phối hợp đào tạo là CSĐT và CSSX, Mục đích phối hợp đào tạo là tối đa hóa lợi ích các bên tham gia, đảm bảo mục tiêu phát triển nhân

lực, đáp ứng yêu cầu xã hội. Nội dung, hình thức phối hợp đào tạo theo thỏa thuận đã được thống nhất. Hai bên cùng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện trên cơ sở nguyên tắc hai bên cùng cộng đồng trách nhiệm và cùng có lợi nhằm đảm bảo mục tiêu đã định.

Trong thực tế, phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất có nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu và khả năng của mỗi bên. Các mức độ có thể kể đến là:

- Phối hợp toàn diện là sự tham gia của các cơ sở sản xuất với cơ sở đào

tạo trong mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình đào tạo. Với mức độ liên kết này, các cơ sở sản xuất tham gia đầu tư trang thiết bị cho cơ sở đào tạo hoặc tổ chức các phân xưởng đào tạo để cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất cùng sử dụng, cử kỹ sư và công nhân cùng tham gia giảng dạy, tham gia với cơ sở đào tạo từ khâu hướng nghiệp chọn nghề phù hợp để học, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tham gia đào tạo và đánh giá kết quả học tập của học sinh, tham gia giới thiệu việc làm cho học sinh.

- Phối hợp có giới hạn là sự phối hợp chỉ được thực hiện trong một số lĩnh vực hoặc trong một số khâu của quá trình đào tạo. Mức độ phối hợp này phù hợp với những trường hợp cả hai bên đối tác chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện để hợp tác tồn diện. Ví dụ cơ sở sản xuất hàng năm nhận học sinh của cơ sở đào tạo vào thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp…

- Phối hợp rời rạc là sự liên kết chỉ thực hiện trong một số lĩnh vực và sự

hợp tác này cũng có thể không thực hiện được thường xuyên mà chỉ thực hiện khi có điều kiện.

Như vậy, sự phối hợp giữa Nhà trường và các cơ sở sản xuất rất đa dạng, tuỳ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi bên, không thể áp đặt một cách đồng loạt mặc dầu sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)