Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất và nguyên lý giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất

1.4.1. Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất và nguyên lý giáo

“Học đi đôi với hành”

“Học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất, đào tạo gắn với sử dụng” đã trở thành một nguyên lí giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đào tạo nghề. Nguyên lý này đã được các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định từ lâu và lịch sử tiến hố của lồi người cũng đã chứng minh rằng chỉ có thơng qua lao động sản xuất lồi người mới tồn tại và phát triển.

Lịch sử của loài người từ thời nguyên thuỷ, qua thời kì đồ đá, đồ đồng cho đến nay là lịch sử phát triển của phương tiện và công cụ lao động sản xuất, trong quá trình lao động, lồi người thế hệ trước đã truyền thụ kinh nghiệm sản xuất cho thế hệ sau và giáo dục đã ra đời. Do vậy, chỉ có học tập gắn với lao động sản xuất thì giáo dục mới phát triển và cũng do vậy, nhà trường gắn với cơ sở sản xuất đã từ lâu trở thành sự thể hiện của nguyên lý “Học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất”.

Trong đào tạo nghề, thời gian học thực hành chiếm khoảng 60 - 80% tổng thời lượng phụ thuộc vào từng nghề và trình độ đào tạo. Đây là một tỉ lệ lớn giúp cơ sở đào tạo gắn bó với cơ sở sản xuất. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là thực hành lao động sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và trong quá trình phát triển nhân cách của con người so với sự lao động bình thường của mỗi con người. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu về dạy nghề cho rằng, học thực hành nghề trong môi trường sản xuất của các cơ sở sản xuất là tốt nhất, vì ở đó học sinh khơng chỉ có điều kiện để hình thành nhanh chóng những kỹ năng nghề nghiệp sản xuất yêu cầu mà còn được tiếp cận với

môi trường sản xuất thực với nhịp độ khẩn trương của sự phấn đấu để không ngừng nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Cũng chính ở đó học sinh sinh viên được rèn luyện tác phong công nghiệp trong điều kiện sản xuất thực tế, điều mà khi học ở nhà trường học sinh khơng thể có được, học đi đơi với hành cịn có một ý nghĩa là lý luận phải gắn với thực tiễn. Hồ Chủ Tịch cũng nêu rõ: “Lý luận khơng có thực tiễn là lý luận sng, thực tiễn khơng có lý luận là thực tiễn mù”. Học lý luận phải được kiểm chứng bằng thực tiễn, ngược lại thực tiễn phải được soi đường bằng lý luận đó là triết lý của mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở sản xuất.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng chỉ ra: “Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.[5, 30].

Với những lý do trên, mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở xuất là sự thể hiện tất yếu và hoàn thiện nhất của nguyên lý học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất trong đào tạo nghề.

Để thiết lập được mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất một cách bền vững cần làm sáng tỏ được bản chất của mối quan hệ này.

1.4.1.1 Quan hệ cung cầu

Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, trước hết, đó là quan hệ cung cầu, nhà trường cung ứng CNKT và các loại lao động kỹ thuật khác cho các cơ sở sản xuất và ngược lại các cơ sở sản xuất tiếp nhận CNKT từ các cơ sở đào tạo để phát triển sản xuất theo yêu cầu của mình. Do vậy cơ sở đào tạo cần biết nhu cầu về CNKT và các loại LĐKT khác của các cơ sở sản xuất là khách hàng của mình để lập kế hoạch và tổ chức các khoá đào tạo cho phù hợp về ngành nghề và trình độ. Ngược lại các cơ sở sản xuất cần hiểu được khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo để có được đơn đặt hàng theo nhu cầu LĐKT của mình trong từng giai đoạn phát triển sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, nếu mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất khơng được thiết lập hoặc thiết lập một cách hình thức trên quan hệ xin cho thì tất yếu dẫn đến tình trạng LĐKT vừa thừa lại vừa thiếu như tình trạng hiện nay và quy luật cung cầu không được tuân thủ đến một chừng mực nào đó sẽ gây nên khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu về lao động kỹ thuật và sản xuất bị đình trệ ngược lại nhà trường cũng không thể phát triển.

1.4.1.2. Quan hệ nhân quả

Mối quan hệ giữa đào tạo và sản xuất cịn mang tính triết lý nhân quả cái nọ làm tiền đề cho cái kia phát triển và ngược lại.

Sản xuất phát triển, nhu cầu về CNKT và các loại LĐKT khác ngày càng tăng tạo điều kiện thúc đầy hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo phát triển, đào tạo càng phát triển, quy mô đào tạo ngày càng tăng và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu CNKT về chất cũng như về lượng trong sản xuất. Cứ như vậy các đối tác bên nọ thúc đẩy và tạo điều kiện cho bên kia phát triển một cách thuận chiều.

Ngược lại, nếu đào tạo không phát triển, quy mô và chất lượng đào tạo ngày càng giảm, khơng có đủ CNKT đáp ứng được yêu cầu của sản xuất về chất cũng như về lượng làm cho sản xuất không đủ cạnh tranh và ngày càng đình trệ nhu cầu về nhân lực giảm, CNKT tốt nghiệp ra khơng có cơ hội tìm việc làm khả năng đầu tư cho cơ sở đào tạo và uy tín của cơ sở đào tạo ngày càng giảm và cứ thế cái nọ kéo theo cái kia ngày càng đi xuống theo một triết lý nhân quả.

Bởi vậy, thiết lập mối liên kết hữu cơ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất nhằm mục đích hai bên cùng hợp tác gắn bó để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phối hợp đào tạo thực hành nghề giữa trường trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất ở thành phố uông bí, quảng ninh​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)