8. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm
1.2.3. Công nhân kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật là người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, trực tiếp vận hành các thiết bị, công cụ lao động để làm ra các sản phẩm cho xã hội hoặc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân, ví dụ như người thợ hàn, thợ sửa chữa xe máy, người lái xe, lái máy xúc, Máy ủi…
Dù ở trình độ nào, ngành nghề nào thì để trở thành CNKT, người lao động đều cần phải qua các khoá đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn để có những năng lực cần thiết cho việc hành nghề.
Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của từng vị trí lao động mà thị trường lao động địi hỏi cơng nhân kỹ thuật có nhiều trình độ khác nhau.
Ở nhiều nước trên thế giới, CNKT được chia thành 3 trình độ: CNKT bán lành nghề (semi- skilled worker), CNKT lành nghề (skilled worker) và CNKT lành nghề trình độ cao (highly - skilled worker).
Những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đã đề ra những yêu cầu mới đối với người cơng nhân. Trong nền sản xuất hiện đại địi hỏi người cơng nhân phải có tư duy sáng tạo, biết giải quyết vấn đề trong quá trình vận hành các phương tiện sản xuất hiện đại cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm với chất lượng cao hơn, biết sử dụng phần mềm của các phương tiện tự động, vi xử lý…
Ở nước ta trước đây CNKT chỉ được đào tạo ở mức độ lành nghề (bậc 3/7), ngày nay để chuẩn bị cho quá trình CNH - HĐH đất nước, Luật dạy nghề 2006 đã quy định dạy nghề có 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Do vậy, CNKT cũng sẽ có 3 trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề [24].
Tuỳ theo mức độ phức tạp của từng nghề để xác định các cấp trình độ đào tạo của nghề đó, có nghề phải đào tạo ở cả 3 trình độ nhưng có nghề chỉ cần đào tạo một đến hai cấp. Ví dụ: Với những nghề đơn giản như nghề mộc, nề, chỉ địi hỏi người CNKT trình độ Sơ cấp nghề hoặc Trung cấp nghề, nhưng
với những nghề phức tạp như nghề thợ tiện điều khiển máy công nghệ cao, thợ sửa chữa thiết bị điện tử thì cần đến CNKT trình độ Cao đẳng nghề.