Cơ hội và thách thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 93 - 95)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

3.1.4. Cơ hội và thách thức:

3.1.4.1. Cơ hội:

Việt Nam có nhiều cơ sở để phát triển du lịch quốc tế như nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có kinh nghiệm phát triển du lịch trong nhiều năm, nền kinh tế đang phát triển và chính trị ổn định, hịa bình. Do đó, chúng ta có rất nhiều cơ hội cần phải tận dụng để phát triển du lịch quốc tế, ví dụ như:

Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của nước ta rất phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là cơ sở để các sản phẩm du lịch được sinh ra, khác biệt với các quốc gia cịn lại và cũng được đa dạng hóa, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế, luôn tạo điều kiện để du lịch phát triển một cách thuận lợi như: bước đầu đưa ra khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch, ký kết các hiệp định về du lịch trong khu vực và toàn thế giới, tiến tới hội nhập sâu rộng, nền kinh tế tăng trường cùng tình hình chính trị xã hội ổn định.

Nước ta đã có hơn 20 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch (2001 – 2010), đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới với chiến lược phát triển du lịch năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Lực lượng lao động nước ta dồi dào và còn khá trẻ. Con người Việt Nam cần cù, thông minh và linh hoạt nên việc đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực phụ vụ du lịch khơng q khó khăn.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, nguồn lực tăng trưởng kinh tế đã nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư của Nhà

82

nước và khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng tăng lên tương đối, đặc biệt trong mảng khách sạn.

Đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được cải thiện và nâng cao nên có điều kiện để làm du lịch. Hơn nữa du lịch quốc tế cũng ngày càng phổ biến, người dân địa phương được nâng cao nhận thức và học hỏi lẫn nhau các hình thức làm du lịch mà khơng cần q nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Đây cũng là một yếu tố là cơ sở vững chắc để du lịch quốc tế ngày càng phát triển hơn.

3.1.4.2. Thách thức:

Bên cạnh những cơ hội cho sự phát triển của du lịch quốc tế tại Việt Nam, chúng ta cũng phải đương đầu với những thách thức không nhỏ như:

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế tồn cầu đã tác động mạnh tới quy mơ, tính chất của thị trường gửi khách đến Việt Nam, do đó nhiều thị trường rất tiềm năng nhưng sau khủng hoảng thì khách du lịch cũng hạn chế đi du lịch hơn trước. Thị trường trên thế giới biến động khó lường khiến chúng ta khó có thể dự đốn xu hướng và đánh đúng thị trường tiềm năng.

Năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn non yếu, chất lượng và hiệu quả thấp khi môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia, khu vực và giữa các ngành, vùng, sản phẩm ngày càng gay gắt. Rất nhiều du khách chọn Thái Lan là điểm đến của Đông Nam Á nên chúng ta sẽ rất khó có thể cạnh tranh với nước bạn để có thể giành được vị trí ưu ái hơn trên thị trường du lịch quốc tế.

Ngoài ra như đã đề cập ở phần trên, du lịch quốc tế phát triển chưa bền vững, chúng ta tập trung phát triển bề rộng mà chưa phát triển về chiều sâu, điều này sẽ khiến cho những tác động tiêu cực mà du lịch gây ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các thệ hệ sau này.

Kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhưng vẫn còn kém và thiếu đồng bộ, đặc biệt là giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Do đó khả năng tiếp cận đến những điểm du lịch cịn rất nhiều khó khăn. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đạt quy chuẩn và chưa tận dụng hết được các nguồn tài nguyên sẵn có cũng như chưa vận dụng linh hoạt.

83

Nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại chưa được đào tạo một cách bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp, ở nhiều vùng núi mới chỉ mang tính tự phát. Có thể thấy ở những vùng núi ví dụ như ở tỉnh Hà Giang, rất nhiều người dân tộc đã bắt đầu làm du lịch nhưng họ mới chỉ dừng lại ở mức tự làm và học hỏi lẫn nhau trong địa phương, chưa được tiếp cận với quy chuẩn và được đào tạo nên còn khá non yếu trong phục vụ khách du lịch nước ngoài.

Du lịch vốn là ngành có tính thời vụ. Đối với Việt Nam điều này lại càng rõ hơn khi miền Bắc và miền Trung có thời tiết rất khắc nghiệt vào mùa hè khiến nhiều du khách còn rất e ngại trong việc đi du lịch vào những thời điểm này.

Mức sống của người dân được cải thiện nhưng chưa cao, thêm nữa là nhận thức về du lịch bền vững, về nếp sống văn minh cũng như ý thức về pháp luật, an tồn giao thơng, an tồn thực phẩm cịn rất yếu kém, gây ra những hậu quả khôn lường và sẽ làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Như vậy, cũng giống như các ngành khác trong nền kinh tế, du lịch mang đến những cơ hội phát triển lớn nhưng đồng thời cũng đưa ra những thách thức mà mọi quốc gia cần phải đối mặt. Đặt trong mối tương quan với Myanmar, ngoài những thách thức như trên, chúng ta còn những điểm yếu kém như thế nào và có thể học hỏi gì từ nước bạn, phần tiếp theo sẽ giải quyết câu hỏi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)