So sánh các yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 95 - 100)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

3.2. So sánh các yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

trong mối tƣơng quan với Myanmar:

Nếu như Myanmar vẫn còn đang nằm trong danh sách những nước kém phát triển thì Việt Nam hiện tại đang là một nước đang phát triển. Trước đó, 4 nước Myanmar, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam đều bị liệt vào danh sách các nước kém phát triển trong khối ASEAN tuy nhiên đến năm 2003, Cơ quan Liên hợp quốc về hợp tác và phát triển (UNCTAD) đã chính thức thông báo Việt Nam sẽ khơng có tên trong danh sách các nước kém phát triển do đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về 3 chỉ tiêu: thu nhập đầu người, chỉ số kinh tế và phúc lợi xã hội. Trong khi đó, Myanmar hi vọng khơng cịn là nước kém phát triển sớm nhất vào năm 2021 (nguồn: Báo điện tử Frontier Myanmar, “Myanmar aims to leave LDC status behind by 2021”, đăng ngày 25/11/2015). Như vậy nhìn chung Việt Nam vẫn đi trước

84

Myanmar khoảng gần 20 năm về kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy nhưng như đã phân tích ở chương 2, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, Myanmar đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt về du lịch quốc tế mà các nước trong khu vực ASEAN cần phải học hỏi.

3.2.1. Tài nguyên du lịch:

Mỗi nước đều có một tiềm năng phát triển du lịch riêng dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa sẵn có của nước đó. Nếu như Myanmar nổi tiếng về những ngôi chùa đồ sộ thì Việt Nam lại nổi tiếng về những bãi biển đẹp. Nhìn chung, cả hai nước đều có tài nguyên rừng, tài nguyên biển đảo, tài nguyên văn hóa… Tất cả đều là những cơ sở to lớn vững chắc để thu hút khách du lịch quốc tế đến thăm quan. Tuy nhiên, việc bảo tồn giữ gìn các cơng trình, các cảnh quan xung quanh, bảo vệ môi trường đang là một vấn đề to lớn mà hai nước đang phải đối mặt. Do đó cả hai nước cần hướng tới phát triền bền vững để có thể giữ vững những thế mạnh về nguồn tài ngun của mình.

3.2.2. Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:

Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới không chỉ về kinh tế mà cịn về chính trị. Đổi mới ở đây là đổi mới về tư duy chính trị, về cơ chế, về chính sách bởi lẽ nền chính trị của Việt Nam vẫn ln đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Việt Nam có sự thống nhất trong các quan điểm về chính trị, về đường lối đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa trong khi chính trị của Myanmar cịn nhiều bất ổn, gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù đã chuyển từ chế độ quân đội sang chế độ dân chủ nhưng Myanmar vẫn chưa được coi là một nước an tồn cho các khoản vốn từ nước ngồi rót vào. Đây chính là một trong những lý do khiến FDI vào Myanmar, đặc biệt là vào du lịch còn khá thấp.

Về mặt quản lí nhà nước và các chính sách, như đã phân tích ở chương 2, Myanmar đã nới rộng các chính sách để thu hút khách du lịch quốc tế cũng như các nhà đầu tư nhiều hơn. Ở Việt Nam, theo Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề xuất một số các chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế như: khuyến khích phát triển du lịch tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội cịn khó khăn, bố trí ngân sách cho các công tác quy hoạch, xúc tiến quảng bá du

85

lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Các chính sách này hầu như cũng giống như các chính sách chung mà Myanmar đã áp dụng để cải thiện các yếu tố giúp du lịch tăng trưởng phát triển.

Tóm lại, cả Myanmar và Việt Nam đều đã có những sự tiến bộ trong việc cải cách các chính sách, nới lỏng các điều luật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước cũng như cải thiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI vào du lịch, góp phần giúp du lịch phát triển nhanh chóng hơn.

3.2.3. Kinh tế - xã hội:

Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước. Trong vòng gần 30 năm, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, điển hình là việc thốt khỏi danh sách các nước kém phát triển, trở thành một nước đang phát triển, theo kịp các nước trong khu vực ASEAN. Việt Nam chúng ta kể từ khi mở cửa đã thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào, theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta còn diễn ra khá chậm chạp và chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo trang báo điện tử Lý Luận Chính Trị, bài “Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay” đăng ngày 16/3/2016, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản còn chiếm tới 22,02%. Về cơ bản vẫn là cơ cấu kinh tế của một nước nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, đặc biệt là ngành dịch vụ trong suốt hơn 10 năm qua hầu như không thay đổi. Theo thống kê của tờ báo điện tử Statistics Time, năm 2014, ngành dịch vụ đóng góp 44% vào GDP của đất nước trong khi ngành này ở Myanmar đã đóng góp 41,6% vào GDP.

Trên thực tế, Myanmar mới mở cửa kể từ khi tổng thống Thein Sein lên nắm quyền. Chưa kể trong suốt nhiều năm, Mỹ và EU đã ra lệnh cấm vận đối với Myanmar khiến nước này không được nhận các khoản đầu tư nước ngồi, đến năm 2015, dịng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Myanmar mới đang ở ngưỡng 4 tỷ

86

USD (Nguồn: World Bank), còn quá thấp so với Việt Nam chúng ta. Mặc dù vậy nhưng có thể thấy nền kinh tế của Myanmar đang đi đúng hướng khi mà mới trong những năm đầu phát triển, ngành dịch vụ của Myanmar đã đóng góp vào GDP gần bằng với Việt Nam mà ngành dịch vụ của Myanmar có sự đóng góp rất lớn từ phát triển du lịch quốc tế. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng phát triển của Myanmar là rất nhanh.

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đi trước nền kinh tế Myanmar một bước nhưng những năm sắp tới, tăng trưởng GDP ở Myanmar được dự báo sẽ tăng rất nhanh, vượt qua Thái Lan, Việt Nam, Singapo và Philippin (nguồn: ADB). Đây là một nền tảng để cả hai nước Việt Nam và Myanmar có thể phát triển du lịch quốc tế một cách thuận lợi.

Về xã hội, ở cả hai nước, lực lượng lao động dồi dào và còn khá trẻ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp nên chất lượng nguồn nhân lực cịn kém, đều cần cải thiện nhanh chóng trong tương lai gần vì du lịch là một ngành dịch vụ, mà đối với dịch vụ, độ chuyên nghiệp của các nhân viên trong ngành là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến những trải nghiệm của khách hàng.

Bên cạnh đó, mặc dù mức sống của người dân Myanmar vẫn còn rất thấp nhưng nhìn chung mức sống của cả Việt Nam và Myanmar còn phải cải thiện rất nhiều so với các nước trong khu vực như Singapo, Philipin hay Malaixia. Do mức sống còn khá thấp, nhiều khu vực vẫn cịn nghèo đói nên việc phát triển du lịch cịn khá khó khăn khi mọi thứ chưa được đồng bộ, cịn có sự chênh lệch rất lớn giữa các thành phố và các vùng nông thôn.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật:

Như có thể thấy ở trên, Việt Nam đã có một khoảng thời gian khá dài phát triển kinh tế cũng như du lịch quốc tế trước Myanmar, do đó về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thì Việt Nam có thể nói phát triển hơn Myanmar. Hơn nữa, theo các thơng tin trình bày ở chương 2, cả cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Myanmar mặc dù có tiến bộ nhưng vẫn xếp hạng thấp nhất trong các nước Đông Nam Á. Điều này sẽ cản trở một phần đến việc phát triển du lịch quốc tế tại

87

Myanmar, ta cũng có thể thấy Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển du lịch quốc tế hơn Myanmar vì nhìn chung là Việt Nam đang đi trước một bước.

3.2.5. Về định hướng phát triển du lịch quốc tế:

Như đã nhắc đến ở chương 2, chính phủ Myanmar đã khẳng định phát triển du lịch là ưu tiên hàng đầu của quốc gia; tương tự như vậy, trong phần định hướng phát triển du lịch của Việt Nam ở đầu chương 3, chính phủ nước ta cũng xác định phát triển du lịch là ngành mũi nhọn. Không chỉ riêng Myanmar và Việt Nam mới có chung định hướng về du lịch mà trước đó, Thái Lan cũng đã khẳng định và đã thực hiện rất tốt định hướng này.

Tuy nhiên, trong khi Myanmar xác định mục tiêu phát triển DLBV là mục tiêu quan trọng, song song với mục tiêu phát triển kinh tế thì Việt Nam chúng ta lại lại chưa chú ý đến điều này. Các nước châu Âu là những nước tiên phong trong việc phát triển DLBV và đã thực hiện rất tốt, thu hút rất nhiều khách du lịch mà vẫn bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới. Đối với Myanmar, vì mở cửa sau nên có lẽ những giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan của họ vẫn cịn gìn giữ được rất tốt, tuy nhiên phần nhiều là do chính phủ ngay khi bắt đầu định hướng phát triển đã đưa ra những chính sách nghiêm ngặt về du lịch trách nhiệm và DLCĐ để ngăn chặn, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà du lịch gây ra. Về quan điểm tiến bộ này thì Việt Nam chúng ta cịn cần xem xét và học hỏi từ nước bạn Myanmar.

Nhìn chung, so sánh các cơ sở để phát triển du lịch tại Việt Nam với Myanmar là có phần khập khiễng, chúng ta là một nước đi trước Myanmar khoảng một thập kỉ xét về du lịch, nền kinh tế xã hội cũng phát triển hơn nhưng lại rất yếu kém trong vấn đề phát triển bền vững – một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia phát triển, nó đứng ngang hàng với các mục tiêu kinh tế và cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt ở Việt Nam. Myanmar là một nước có tư tưởng tiến bộ khi đã đề cao phát triển DLBV, đây là điều mà Việt Nam rất cần phải học hỏi và áp dụng vào nước mình càng sớm càng tốt.

88

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)