Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch quốc tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch quốc tế:

1.5.1. Các chỉ tiêu về lượng:

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá phát triển du lịch quốc tế tại một quốc gia, tuy nhiên theo WB có một số chỉ tiêu tiêu biểu như: Lượng khách du lịch quốc tế, doanh thu từ du lịch quốc tế, sự đóng góp của du lịch quốc tế vào tỷ trọng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế, cơ sở lưu trú và các dịch

23

vụ du lịch. (World Bank, World Development Indicators: Travel and Tourism,

2016)

Chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế có thể nói là chỉ tiêu phản ảnh tốt nhất về phát triển du lịch quốc tế tại một quốc gia bởi lượng khách du lịch quốc tế tăng sẽ dẫn đến nhiều chỉ tiêu khác cũng tăng theo, du lịch quốc tế sẽ phát triển. Một quốc gia đón được nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan thì doanh thu từ du lịch sẽ lớn hơn, người dân trong nước cũng sẽ có thêm việc làm và thu nhập khi làm các dịch vụ về du lịch.

Doanh thu từ du lịch quốc tế bao gồm doanh thu từ các dịch vụ liên quan tới

hoạt động du lịch quốc tế như: cấp thị thực cho khách quốc tế, cung cấp các chuyến du lịch, cung cấp các phương tiện vận chuyển, cung cấp hướng dẫn viên du lịch,… Số lượng khách du lịch quốc tế càng tăng thì doanh thu sẽ càng lớn. Doanh thu từ du lịch quốc tế không chỉ làm tăng ngân khố quốc gia mà còn tăng thu nhập cho người dân ở quốc gia đó. Doanh thu tăng phản ánh sự phát triển của du lịch quốc tế.

Sự đóng góp của du lịch quốc tế vào tỷ trọng GDP là một chỉ tiêu quan trọng

vì một ngành kinh tế không thể coi là phát triển khi nó khơng đóng góp vào việc tăng tỷ trong GDP của quốc gia đó. Lượng khách du lịch quốc tế tăng, doanh thu tăng, du lịch quốc tế sẽ đóng góp nhiều hơn vào GDP. Hơn nữa, du lịch quốc tế là một ngành dịch vụ, do đó nó sẽ đóng góp trực tiếp vào ngành dịch vụ, tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ. Đây cũng là một trong những lý do tại sao nhiều quốc gia hiện nay đã có những chiến lược đặt phát triển du lịch quốc tế lên hàng đầu trong việc phát triển kinh tế.

Phát triển một ngành kinh tế không những cần nguồn vốn đầu tư trong nước mà còn rất cần vốn đầu nước ngoài, đặc biệt là đối với các nước đang và kém phát triển. Du lịch quốc tế được coi là một khu vực rất thu hút vốn đầu tư nước ngoài, càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, du lịch quốc tế sẽ càng có điều kiện để phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài thường tập trung vào việc xây dựng các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng lớn; chính vì thế cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được đầu tư và phát triển.

24

Cơ sở lưu trú là một yếu tố không thể thiếu trong du lịch, đặc biệt là du lịch

quốc tế. Khách nước ngoài khi đi du lịch sang một nước khác, ngồi mục đích tìm hiểu nền văn hóa cịn có mục đích nghỉ ngơi. Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên phản ảnh cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, từ đó du lịch quốc tế được phát triển theo.

Cũng như cơ sở lưu trú, để khách nước ngồi có những trải nghiệm du lịch tốt,

các dịch vụ du lịch cũng cần được cung ứng đầy đủ và có chất lượng, bao gồm: dịch

vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ cung cấp các sản phẩm du lịch,… Các dịch vụ này càng đa dạng, phong phú thì sẽ càng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch quốc tế càng được phát triển.

1.5.2. Các chỉ tiêu về chất:

Bên cạnh những chỉ tiêu về số lượng, phát triển du lịch quốc tế cịn được phản ảnh thơng qua các chỉ tiêu về chất lượng. Khi phát triển bất cứ một nền kinh tế hay một ngành nào đó, chúng ta phải luôn xem xét cả chiều rộng và chiều sâu. Các chỉ tiêu về lượng phía trên sẽ phản ảnh sự phát triển theo chiều rộng, tăng lên về số lượng, còn các chỉ tiêu về chất sẽ phản ảnh sự phát triển theo chiều sâu, cụ thể đối với du lịch quốc tế là sự hài lòng của khách du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, sự phát triển bền vững. Theo Hội đồng Du lịch Bền vững tồn cầu, có một số chỉ tiêu về lượng cần phải kể đến như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển du lịch bền vững. (Global Sustainable Tourism Council, GSTC

Criteria Overview, 2017)

Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố thiết yếu đối với một ngành dịch vụ;

trong du lịch quốc tế, khi khách du lịch hài lòng với dịch vụ mà quốc gia đó mang lại, họ sẽ có ấn tượng tốt và sẽ muốn quay trở lại thăm quan lần sau, hoặc chỉ đơn giản là ghi lại những trải nghiệm của họ trên các trang mạng xã hội hay giới thiệu bạn bè, người thân đến du lịch tại quốc gia đó. Chính điều này sẽ khiến du lịch quốc tế phát triển một cách gián tiếp.

Một ngành kinh tế phát triển khi nó mang lại cả lợi ích về kinh tế và cả lợi ích về xã hội, đối với ngành du lịch, lợi ích về xã hội được thể hiện qua việc cải thiện

25

tốt nhưng nguồn nhân lực còn chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản sẽ khiến cho trải nghiệm của khách hàng hay sự hài lòng của khách hàng giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch quốc tế.

Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc bảo vệ mơi trường hay nói cách khác là phát triển bền vững là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng tới, điều này đặc biệt được chú ý đối với du lịch quốc tế bởi lẽ đây là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan thiên nhiên và đến văn hóa địa phương, nếu khơng chú trọng đến việc phát triển bền vững thì sớm hay muộn những tài nguyên du lịch này sẽ biến mất hoặc cũng sẽ thay đổi tiêu cực theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)