Thu nhập từ du lịch của Myanmar giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65)

Đơn vị: USD

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng thu nhập 319 triệu 534 triệu 926 triệu 1789 triệu 2122 triệu

Chi tiêu trung bình 1

ngày 1 ngƣời 120 135 145 170 171

Thời gian lƣu trú trung

bình 8 ngày 7 ngày 7 ngày 9 ngày 9 ngày

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du Lịch và Khách Sạn Myanmar

Cũng từ bảng trên đây, tổng thu nhập từ du lịch tăng liên tục trong giai đoạn 5 năm. Tính đến năm 2015, con số này đã tăng lên gần 7 lần đạt 2,122 triệu USD. Ngoài những chuyến tham quan theo hình thức truyền thống, những chuyến tham quan theo hình thức đặc biệt đã góp phần khơng nhỏ vào tổng thu nhập từ du lịch của Myanmar như là tham quan bằng du thuyền, bằng thuyền trên sông và bằng khinh khí cầu. Ba loại hình dịch vụ trên hiện tại đang rất phổ biến tại Myanmar, đặc biệt là dịch vụ khinh khí cầu ở Bagan. Nhờ có sơng Ayeyrawady, các hoạt động tham quan trên sông bằng du thuyền đã ngày càng phát triển, các hình thức du lịch được đa dạng hóa mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm tốt đẹp. Những chuyến tham quan như thế này thường có chi phí cũng tương đối cao, khách du lịch khi chọn những hình thức đặc biệt này cũng là những khách có điều kiện, do đó đây có thể coi là nguồn thu to lớn cho ngành du lịch Myanmar. Theo Phụ lục 2, 3 và 4, lượng khách du lịch bằng thuyền trên sơng và bằng khinh khí cầu đã đạt hơn 20 nghìn lượt mỗi dịch vụ trong năm 2015. Đây đều là những tiềm năng để có thể thu hút nhiều khách du lịch hơn và tăng doanh thu từ du lịch quốc tế trong tương lai gần.

2.2.1.3. Sự đóng góp của du lịch vào tỷ trọng GDP:

Lượng khách quốc tế tăng khiến cho doanh thu cũng như thu nhập từ du lịch tăng, đóng góp một phần khơng nhỏ của du lịch vào GDP của Myanmar.

54

Đơn vị: %

Hình 2.1: Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar qua các năm

Nguồn: Hội đồng Du Lịch và Lữ Hành Thế Giới (WTTC)

Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar năm 2016 là 2.577,6 tỷ Kyat (Đơn vị tiền tệ của Myanmar), tương đương với 3% đóng góp vào GDP. Con số này được dự đoán sẽ tăng 3,5% lên 2.668,2 tỉ Kyat trong năm 2017.

Đơn vị: % (Direct: Trực tiếp; Indirect: Gián tiếp; Induced: Phát sinh)

Hình 2.2: Đóng góp tồn bộ của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar qua các năm

55

Đóng góp tồn phần của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar là 5.606,7 tỉ Kyat vào năm 2016, chiếm 6,6% GDP và được dự đoán sẽ tăng 3,8% tới 5.820,9 tỉ Kyat vào năm 2017. Như vậy có thể thấy đóng góp của du lịch vào tỷ trọng GDP của cả nước ngày càng tăng lên theo từng năm. Điều này sẽ giúp nền kinh tế Myanmar dịch chuyển cơ cấu từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ và Myanmar có cơ sở để kì vọng vào một ngành kinh tế tiềm năng này.

2.2.1.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế:

Trong những năm vừa qua, các thương hiệu khách sạn nước ngoài đã đầu tư vào Myanmar khá nhiều như Melia, Novotel, Shangri-La, Orient-Express, Hilton, bên cạnh đó, hãng Starwood sẽ khai trương khách sạn Sheraton đầu tiên ở Yangon vào năm 2017 trong khi khách sạn Marriott vẫn cịn đang trong q trình thảo luận với các đối tác tiềm năng ở Myanmar. Ngoài ra hãng Sedona của Singapore cũng đã đầu tư khách sạn ở cả Yangon và Mandalay. Đối với các khu nghỉ dưỡng, tiềm năng nhất để phát triển là ở quần đảo Mergui, nơi có khoảng 800 hịn đảo đẹp mà chưa được khai phá nhiều. Như vậy có thể thấy ngành khách sạn của Myanmar đang rất tiềm năng và thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến đây.

Bảng 2.6: Đầu tƣ nƣớc ngoài vào khách sạn và thƣơng mại Myanmar năm 2015

Đơn vị: triệu USD

Số dự án Số phòng Đầu tƣ (triệu USD) Ghi chú

1 34 6,346 1,775 Đã hoàn thiện

2 11 2,296 773 Đang xây dựng

3 3 490 131 Đang cấp phép

48 9,132 2,679

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du lịch và Khách Sạn Myanmar

Như vậy ta có thể thấy tổng số phòng nhận được vốn đầu tư nước ngồi là 9,132 phịng, mới chỉ bằng 1/5 tổng số phòng khách sạn ở Myanmar vào năm 2015. Tỉ lệ này vẫn còn khá thấp và đó cũng là một phần nguyên nhân khiến cho các khách sạn đạt tiêu chuẩn cao cấp quốc tế vẫn còn khá hạn chế ở Myanmar. Nhiều khách sạn do chủ đầu tư địa phương vẫn cịn được thiết kế và nhìn nhận theo con mắt chủ quan, do đó chưa đáp ứng đúng nhu cầu của khách du lịch quốc tế.

56

Bảng 2.7: Đầu tƣ nƣớc ngoài và khách sạn và thƣơng mại Myanmar năm 2015 theo nƣớc

Đơn vị: triệu USD

Nƣớc Khách sạn/ Căn hộ Đầu tƣ (triệu USD)

1. Singapo 21 1514,244 2. Thái Lan 10 343,130 3. Nhật Bản 3 62,000 4. Hồng Kông 4 171,670 5. Malaysia 3 23,136 6. Việt Nam 1 440,000 7. Anh 3 14,500 8. Ả Rập Xê-út 1 4,500 9. Hàn Quốc 1 100,000 10 Lúc-xem-bua 1 5,200 Tổng số 48 2.678,380

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du lịch và Khách Sạn Myanmar

Tương ứng với số lượng khách Thái Lan đến Myanmar đơng nhất như đã phân tích ở trên, các nhà đầu tư Thái Lan đã rót vốn xây dựng 10 khách sạn ở Myanmar, đứng thứ 2 chỉ sau Singapo. Tiếp theo đó là nước Hồng Kơng với tổng giá trị đầu tư là 62 triệu USD. Theo báo cáo về du lịch của MOHT các năm từ 2011 đến 2014, số lượng các quốc gia đầu tư vào Myanmar đều tăng lên, cho đến năm 2015 thì đã có thêm Việt Nam, Ả-rập-Xê-út và Lúc-xem-bua. ADB cũng đưa ra nhận định Myanmar là một vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự báo trong những năm tới, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng vọt, đặc biệt là vào mảng cơ sở lưu trú.

2.2.1.5. Cơ sở lưu trú:

Theo số liệu từ MOHT, năm 2015, có 1.186 khách sạn và nhà nghỉ, cung cấp tổng cộng 46.690 phòng. Trong số tất cả các thành phố, Yangon tiếp tục cung cấp số phòng khách sạn lớn nhất với 30% tổng số phòng khách sạn của đất nước. Tiếp theo là Mandalay ở mức 13% và Nay Pyi Taw ở mức 11%. Trong số các thành phố hàng đầu có số lượng lớn khách sạn, thị trường khách sạn ở Yangon chủ yếu do nhu cầu thương mại, Mandalay theo nhu cầu giải trí và Nay Pyi Taw chỉ do nhu cầu của chính phủ.

57

Bảng 2.8: Số lƣợng khách sạn và nhà nghỉ theo vùng ở Myanmar năm 2015

Thành phố Số khách sạn Số phòng Yangon 306 14.251 Mandalay 241 8.468 Shan 210 6.116 Naypyitaw 60 4.994 Bagan 105 3.146 Các thành phố khác 264 9.715 Tổng số 1.186 46.690 Nguồn: Bộ Du Lịch và Khách Sạn Myanmar

Theo trang báo điện tử HVS - một tổ chức về dịch vụ và tư vấn toàn cầu về lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và cơng nghiệp giải trí, từ năm 2014 đến năm 2015, tổng số phòng khách sạn tăng 15,5%, thêm hơn 6.700 phòng trên cả nước. Cụ thể, khu vực hồ Inle (Taunggyi & Nyaung Shwe) có mức tăng trưởng hàng năm tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu giải trí gia tăng trong khi tỷ lệ tăng trưởng khách sạn ở Yangon và Mandalay chậm lại một chút ở mức 17%.

Như vậy, mặc dù số lượng khách sạn còn chưa đồng đều ở các khu vực của Myanmar nhưng số lượng vẫn tăng qua các năm. Để thúc đẩy việc phát triển các cơ sở lưu trú hơn nữa, chính phủ Myanmar cần có các chính sách thu hút đầu tư nước ngồi và các chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển ở các vùng ngoài 3 điểm kể trên nhằm mở rộng phạm vi du lịch cũng như giúp đỡ người dân các vùng khác cùng phát triển du lịch.

2.2.1.6. Các dịch vụ du lịch:

Các dịch vụ du lịch ở Myanmar đã được cải thiện và đa dạng hóa hơn rất nhiều thời kì trước mở cửa. Trong những năm gần đây, số lượng các công ty du lịch tại Myanmar tăng mạnh, trong đó khơng chỉ có các cơng ty trong nước, mà cịn có các công ty liên doanh và cơng ty 100% vốn nước ngồi.

58

Bảng 2.9: Số lƣợng các công ty du lịch ở Myanmar giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Số công ty

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Cơng ty nƣớc ngồi 1 1 1 1 1

Công ty liên doanh 15 17 25 33 39

Công ty trong nƣớc 743 1008 1324 1589 1906

Tổng số 759 1026 1350 1623 1946

Nguồn: Bộ Du Lịch và Khách sạn Myanmar.

Qua bảng trên, ta có thể thấy mặc dù số lượng cơng ty nước ngồi ở Myanmar vẫn chỉ có một nhưng công ty liên doanh và công ty trong nước thì tăng vọt, chỉ trong vịng năm năm, số lượng cơng ty đã tăng lên gần ba lần. Điều này chứng tỏ khách du lịch đến Myanmar đã có nhiều sự lựa chọn hơn về dịch vụ tư vấn thông tin và về giá cả của các gói tham quan. Số lượng công ty 100% vốn nước ngoài ở Myanmar vẫn còn khá hạn chế là do đất nước này mới mở cửa, chính trị và kinh tế dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa ổn định nên các nhà đầu tư còn nhiều e ngại, họ lựa chọn một phương án an tồn hơn đó là thành lập các cơng ty liên doanh với người dân địa phương để giảm thiểu các rủi ro khi đầu tư vào quốc gia này.

Ngoài ra, để giúp khách du lịch có những hiểu biết cũng như trải nghiệm tốt đẹp ở Myanmar, hướng dẫn viên du lịch là một yếu tố quan trọng bởi họ chính là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đã khiến nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch cũng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2015.

Bảng 2.10: Số lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch đƣợc cấp phép giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Số hướng dẫn viên

Hƣớng dẫn viên các

tiếng 2011 2012 2013 2014 2015

Tiếng Anh 1931 2058 2187 2296 2349

Tiếng Tây Ban Nha 106 110 111 110 106

Tiếng Nhật 343 350 403 384 352

59 Tiếng Thái 106 108 132 138 150 Tiếng Đức 219 230 264 268 261 Tiếng Nga 35 40 68 69 66 Tiếng Ý 43 48 64 68 64 Tiếng Hàn 21 24 29 30 26 Hƣớng dẫn địa phƣơng 1070 1855 Tổng số 3160 3353 3667 4846 5630

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar từ năm 2011 đến năm 2015 bởi Bộ Du Lịch và Khách Sạn Myanmar.

Từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng hướng dẫn viên khơng những tăng liên tục mà cịn khá đa dạng. Trong đó hướng dẫn viên tiếng Anh là chiếm nhiều nhất và cũng tăng nhiều nhất trong vòng năm năm. Bên cạnh đó, từ năm 2014, chúng ta thấy trên bảng xuất hiện thêm hướng dẫn viên địa phương, họ là những người am hiểu về địa phương nên sẽ giúp các hướng dẫn viên từ các vùng khác đến tham quan về việc chỉ dẫn, cung cấp các thông tin cho khách du lịch, từ đó, khách du lịch sẽ có những tìm hiểu sâu hơn và trải nghiệm tốt hơn. Năm 2015, số lượng hướng dẫn viên địa phương đã tăng gần 800 người, đạt số lượng gần bằng với hướng dẫn viên tiếng Anh.

Các dịch vụ vận chuyển khách du lịch ở Myanmar đã ngày càng đa dạng và phát triển. Hơn thế, các phương tiện truyền thống và đặc sắc cũng được đưa vào sử dụng nhằm cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm khác biệt. Dưới đây là bảng số liệu một số phương tiện trong vận chuyển khách du lịch từ năm 2011 đến năm 2015.

60

Bảng 2.11: Số lƣợng các phƣơng tiện đƣợc cấp phép chuyên chở khách du lịch tại Myanmar giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Số xe/ thuyền/ khinh khí cầu

2011 2012 2013 2014 2015 Xe ô tô 26 – 50 chỗ 63 61 62 129 208 Xe ô tô 13 – 25 chỗ 27 27 24 30 60 Xe ô tô 5 – 12 chỗ 13 16 17 31 69 Xe ô tô 4 chỗ 19 23 17 18 39 Thuyền có động cơ 12 22 46 55 56 Thuyền truyền thống 17 17 19 24 30 Du thuyền 26 31 15 21 21 Khinh khí cầu 1 1 1 2 3 Tổng số 178 198 201 310 486

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar từ năm 2011 đến năm 2015 bởi Bộ Du lịch và Khách Sạn Myanmar.

Trong vòng năm năm, số lượng của tất cả các loại xe đều có sự gia tăng, trong đó số lượng xe ơ tơ từ 26 đến 50 chỗ là tăng đột biến nhất, gấp gần bốn lần. Điều này cho thấy Myanmar đang ngày càng có nhiều khách đồn đến thăm quan du lịch, khơng chỉ đơn thuần là khách lẻ.

Theo Báo cáo về thị trường hàng khơng Myanmar của Phịng thương mại Anh, Myanmar được đánh giá là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á vào năm 2016. Số lượng khách quốc tế tăng 17% và gấp đơi năm 2012. Theo đó, thị trường hàng không Myanmar cũng tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2012 – 2014 ngay sau cuộc cải tổ chính trị của chính phủ mới nhưng lại chững lại trong khoảng năm 2015. Tuy nhiên ngay sau đó, sự tăng vọt trở lại năm 2016 đã đánh dấu một bước phát triển khơng nhỏ của ngành hàng khơng Myanmar.

Tính đến hiện tại, Myanmar có tổng cộng 69 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế, 30 sân bay nội địa và 36 sân bay đang hoàn thiện. Cả 3 sân bay quốc tế thời gian vừa qua đã được nâng cấp mặc dù 66 sân bay còn lại vẫn đang trong tình trạng khơng đạt chuẩn.

61

Ngành hàng không của Myanmar rất cạnh tranh, đặc biệt đối với các hãng hàng khơng trong nước. Có 11 hãng hàng khơng trong nước được cấp phép hoạt động và có 28 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động. Trong số các hãng hàng không trong nước, hãng hàng không quốc gia Myanmar đang chiếm thị phần lớn nhất với 13 chiếc máy bay. Cuối năm 2016, có một số hãng hàng khơng quốc tế lớn đã bắt đầu có chặng bay đến Myanmar như hãng hàng không 5 sao Emirates, hãng hàng không Qatar, hãng hàng không Dragon và hãng hàng không Trung Quốc. Năm 2013, số lượng khách du lịch qua đường hàng không đã tăng từ 3,6 triệu người năm 2012 lên 4,2 triệu người. Dự tính đến năm 2030, con số này có thể tăng đến 30 triệu người.

Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt của Myanmar kéo dài 3,500km với những tuyến kết nối các điểm đến chính. Tuy nhiên ngành đường sắt vẫn chưa thực sự phát triển và khách du lịch quốc tế vẫn còn ngần ngại sử dụng dịch vụ này.

Năm 2012, Yangon đã nhận được chín thuyền trên sơng đến tham quan, chuyên chở 3,000 khách du lịch. Theo như phân tích ở trên thì đây là một loại phương tiện tiềm năng trong ngành du lịch nên cần được chú trọng phát triển hơn nữa.

Về mạng viễn thông, Myanmar trước mở cửa là một nước khá tách biệt với các nước bên ngồi do ngành viễn thơng chưa phát triển, mạng Internet chưa được phổ biến kể cả ở những thành phố lớn như Yangon, điện thoại di động cịn ít được sử dụng. Tuy nhiên sau khi chính phủ mở cửa và nới lỏng các chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hãng Ooredoo (Qatar) và hãng Telenor (Na Uy) đã cấp phép đầu tư về mảng viễn thơng ở Myanmar. Do đó nên mạng Internet và việc sử dụng điện thoại đã được phổ cập tới khơng chỉ những thành phố lớn mà cịn đến các vùng lân cận khác tại Myanmar.

2.2.2. Các chỉ tiêu về chất:

2.2.2.1. Sự hài lòng của khách hàng:

Do Myanmar mới mở cửa để đón khách du lịch quốc tế nên hiện tại tài liệu nhắc đến sự hài lòng của khách du lịch khi đến Myanmar cịn rất ít. Các số liệu về tỷ lệ du khách quay trở lại thăm Myanmar cũng khơng sẵn có trên các trang mạng, một số tài liệu lại bằng tiếng Myanmar nên tác giả gặp khó khăn trong việc tìm hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)