Phát triển bền vững:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75 - 76)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

2.2. Thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar:

2.2.2.3. Phát triển bền vững:

Như đã phân tích ở phần 2.1, ngay từ khi mở cửa và xác định phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ Myanmar đã đưa ra những chính sách về phát triển du lịch trách nhiệm và du lịch cộng đồng, đây là một tư tưởng rất tiến bộ mà khơng phải quốc gia nào cũng có. Như đã phân tích các chính sách ở phần 2.1.2, các chính sách đã được nêu ra theo những khung hành động cụ thể, riêng đối với DLCĐ đã có sáu dự án được thực hiện ở các vùng sâu vùng xa ở Myanmar. Theo MOHT, sáu dự án DLCĐ đó đã cải thiện được phần nào đời sống của người dân nơi đây, giúp họ khơng bị lệ thuộc vào nơng nghiệp, thốt khỏi cảnh đói nghèo và nâng cao nhận thức về DLCĐ và DLBV. Tuy nhiên, do việc quảng bá chưa được tốt và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên số lượng khách đến những vùng này còn khá ít, chủ yếu là khách nội địa. Phát triển du lịch bền vững cần rất nhiều thời gian để định lượng được kết quả, nhất là đối với một nước mới áp dụng các chính sách về DLBV trong vịng năm năm trở lại đây như Myanmar, do đó tuy chưa có nhiều số liệu cụ

64

thể về kết quả của những chính sách này nhưng Myanmar cũng đã khẳng định được những định hướng đúng đắn trong việc phát triển du lịch quốc tế của nước mình.

Như vậy, thông qua các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể thấy du lịch quốc tế Myanmar đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mặc dù còn một số mặt hạn chế nhưng đối với một nước kém phát triển và mới mở cửa như Myanmar, đây là một thành công không nhỏ, đáng để các quốc gia khác phải học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)