CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
1.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế:
1.6.1. nghĩa về mặt kinh tế chính trị:
Hội đồng Du Lịch và Lữ Hành Thế Giới (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là ngành thu ngoại tệ lớn nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn và vấn đề mang tính chất tồn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Dưới đây là một số số liệu cụ thể cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển đối với kinh tế:
Bảng 1.1: Đóng góp trực tiếp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014
Ngành Đóng góp vào GDP tính theo USD Đóng góp vào GDP theo % Sản xuất ô tô 914 1,2 Sản xuất hóa chất 1.590 2,1 Du lịch và lữ hành 2.365 3,1 Ngân hàng 2.436 3,2 Giáo dục 2.605 3,4 Nông nghiệp 3.111 4,0 Khai thác mỏ 3.897 5,1 Bán lẻ 4.261 5,5 Dịch vụ tài chính 4.796 6,2 Tổng 77.085 100
26
Năm 2014, ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp trực tiếp 3,1% vào GDP của tồn thế giới, con số này gấp hơn hai lần so với ngành sản xuất ô tô, gấp gần hai lần so với ngành hóa chất và xấp xỉ bằng ngành ngân hàng và tự động.
Đơn vị: % (Direct: trực tiếp, Indirect & Induced: gián tiếp & phát sinh)
Hình 1.2: Tổng đóng góp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014
Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế Giới
Theo biểu đồ trên, hình chiếc máy bay là biểu tượng cho ngành du lịch và lữ hành. Năm 2014, đóng góp 9,8% vào GDP của thế giới, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra nhiều đầu ra về mặt kinh tế hơn là ngành hóa chất (8,6%, hình chiếc bình), ngành nơng nghiệp (8,5%, hình bơng hoa), ngành giáo dục (8,4%, hình bút, thước), ngành sản xuất ơ tơ (7,0%, hình mỏ lết) và ngành ngân hàng (5,9%, hình tịa nhà). Hơn nữa, ngành du lịch và lữ hành cũng đóng góp gần bằng với ngành khai thác mỏ và gần bằng một nửa ngành dịch vụ tài chính, một trong những ngành đang nổi nhất hiện nay.
Thêm vào đó, du lịch quốc tế giúp tăng cường hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả, tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch quốc tế là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” và nó khơng
27
khách quốc tế khi đã xác định đi du lịch đến các nước khác thì đều có tài chính, có khả năng thanh tốn, thậm chí là cao, do đó khả năng thu hồi vốn là cao và lãi cũng cao. Những người làm du lịch quốc tế cũng không mất các chi phí như vận chuyển hàng hóa, giao hàng hay thuế xuất nhập khẩu. Việc thu hút khách du lịch quốc tế là một phương pháp để tăng thu ngoại tệ, từ đó làm tăng thu nhập quốc dân và cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế. Vì vậy, phát triển du lịch quốc tế có thể được coi là một trong những ngành xuất khẩu có hiệu quả nhất.
Du lịch quốc tế cũng thu hút đầu tư đầu tư nước ngồi và tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo bản tin “25 năm thu hút 211 tỷ USD vốn đầu
tư nước ngoài” trên trang mạng của Tổng cục Du lịch năm 2013, tính đến hết tháng
2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD. Chính nhờ có khoản vốn đầu tư nước ngồi, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã được chuyển dịch đáng kể. Cũng theo Tổng cục Du Lịch, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm 2011, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội); làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001 - 2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD). Đầu tư nước ngồi đã có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chúng ta có thể thấy rất rõ nhiều hộ gia đình trước đây làm nơng nghiệp cũng dần chuyển sang làm dịch vụ về du lịch. Ví dụ như ở Sa Pa hoặc Mai Châu, nơi được rất nhiều du khách quan tâm và biết đến với bản sắc văn hóa đậm nét cùng rất nhiều dân tộc sinh sống tại đây. Trước đây họ đều làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công với thu nhập rất thấp. Từ khi có du lịch, có khách quốc tế đến tham quan, họ đã biết tận dụng những truyền thống và cảnh quan vốn sẵn có để đưa vào khai thác du lịch. Họ dần chuyển sang làm hướng dẫn viên địa phương, làm nhà ngủ cho khách quốc tế, đưa các hoạt động văn hóa văn nghệ vào làm dịch vụ cho khách, những món ăn truyền thống cũng được đưa vào thực đơn cho khách, đời sống nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt nhờ các hoạt động dịch vụ du lịch. Hoạt động du
28
lịch quốc tế tại các địa phương cũng tạo nguồn ngân sách để có thể phát triển thêm các dịch vụ khác. Địa phương tận dụng làng nghề truyền thống phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong du lịch, ngồi ra cịn có thể làm các sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch thu hút được tổng số vốn đầu tư là 609 triệu USD, cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2006. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các ngành kinh tế (2,75 tỷ). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch có quy mơ và chất lượng cao tại các trung tâm du lịch lớn của nước ta đã được cấp phép. (Tổng cục Du lịch, Thu hút đầu tư: Du lịch đang
“nóng”, 2007)
Bên cạnh việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp thì việc đầu tư gián tiếp cũng diễn ra mạnh mẽ. Quĩ VinaLand đã mua 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay. Còn Quỹ VinaCapital cũng đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội vào tháng 7/2006, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%.
Nhờ có lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đáng kể, ngành du lịch quốc tế đã và đang là một ngành thu hút vốn nhiều đầu tư vốn nước ngoài. Đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển, điều kiện còn nghèo nàn lạc hậu và thiếu vốn đầu tư thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần được đẩy mạnh.
Như vậy, có thể thấy ngành du lịch và lữ hành đang ngày càng khẳng định vai trị của mình một cách rõ rệt hơn trong ngành kinh tế, đóng góp một lượng khơng nhỏ vào GDP của thế giới hay chính là vào nền kinh tế tồn cầu.
Đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là những nước kém phát triển thì du lịch lại càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế. Ở các nước này, hầu như nông nghiệp và cơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng khá cao, dao động từ khoảng 30% đến 40% mỗi ngành, ngành dịch vụ thì lại chưa được tập trung phát triển. So với các nước phát triển, họ luôn đặt ngành dịch vụ lên hàng đầu, ngành dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Ví dụ như ngành dịch vụ của Mỹ chiếm tỷ trọng trong GDP là 77,7%, của Anh là 78,8%, của Pháp là 78,9% trong khi đó
29
của Thái Lan là 44,5%, của Việt Nam là 44% và của Myanmar là 41,6% vào năm 2014 (Central Intelligence Agency, The World Factbook, 2015).
Myanmar được liệt vào danh sách một trong 48 nước kém phát triển trên thế giới. Theo số liệu trên tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP so với hai nước đang phát triển là Thái Lan và Việt Nam vẫn cịn ít hơn. Trong suốt 50 năm dưới sự thống trị của quân đội, nền kinh tế của Myanmar là một trong những nền kinh tế tồi tệ nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nền kinh tế gần như khép kín dưới chế độ tài phiệt của quân đội, người dân sống trong nghèo khổ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, kém phát triển. Tuy nhiên khi chế độ dân chủ thay thế chế độ quân đội, ông Thein Sein lên làm tổng thống tháng 3 năm 2011 và sau đó chuyển giao quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi của Đảng Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ thì Myanmar là một đất nước đang cất cánh. Nền kinh tế đang được chuyển dịch cơ cấu dần từ nông nghiệp sang công nghiệp rồi sang dịch vụ. Phát triển ngành dịch vụ đang là một trong những trọng điểm mà khơng chỉ Myanmar mà cịn cả các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước trong khu vực ASEAN hướng tới.
Và để phát triển ngành dịch vụ một cách mạnh mẽ thì rất nhiều nước ASEAN đã lựa chọn phát triển du lịch quốc tế làm ngành mũi nhọn. Du lịch quốc tế là một trong những ngành dịch vụ dễ dàng phát triển nhất hiện nay. Nói một cách đơn giản, để phát triển du lịch quốc tế thì chỉ cần những điều kiện giản đơn như nguồn lực và tài nguyên của đất nước. Tất nhiên để du lịch được phát triển hơn thì cần phải có nhiều yếu tố hỗ trợ hơn nữa nhưng chúng ta có thể thấy rằng, phát triển du lịch quốc tế khơng q khó. Ở các nước đang hoặc kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nguồn lực là điều ln sẵn có, tuy nhiên nói về xuất khẩu và nguồn vốn thì lại khơng phải thế mạnh của họ. Vì vậy phát triển du lịch quốc tế là rất hợp lí với điều kiện và hồn cảnh của các nước này. Họ tận dụng được tối đa các nguồn lực và những thứ sẵn có, hạn chế được những điểm yếu và có thể khắc phục dần dần. Có cơ sở để phát triển du lịch quốc tế, lấy du lịch làm ngành mũi nhọn, phát triển du lịch quốc tế là phát triển ngành dịch vụ, đồng nghĩa với việc phát triển nền kinh tế. Đây có thể nói là một con đường phát triển đúng đắn cho các nước trên toàn thế
30
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển như Myanmar trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt chính trị, du lịch quốc tế góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới. Để phát triển du lịch quốc tế, các nước đều cần tạo các mối quan hệ với các nước bạn để đưa ra những chính sách phù hợp cho cơng dân khi đi du lịch. Từ đó hàng loạt các hiệp định về hợp tác du lịch giữa các nước cũng ra đời, các quan hệ hợp tác giữa các công ty với các bạn hàng, các nhà cung cấp cũng được mở rộng và củng cố. Việt Nam chúng ta đã ký 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với hơn 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Ngoài ra Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam Á, từng bước xây dựng tạo các mối quan hệ về du lịch với Nga, Pháp và Mỹ.
Như vậy, sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo các hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.
Du lịch quốc tế có vai trị quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế cho các dân tộc, làm cho mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cố các nối quan hệ quốc tế. Du lịch quốc tế góp phần làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, bình thường hố quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc chính là cầu nối hịa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Để du khách có thể ra vào các nước bạn, chính phủ các nước cần phải làm việc và thơng qua các chính sách để đưa khách du lịch quốc tế vào nước mình. Chính sợi dây vơ hình đó đã giúp các nước xích lại gần nhau hơn, các vấn đề đều được giải quyết trong hịa bình. Hơn nữa, hoạt động du lịch sẽ giúp cho các dân tộc hiểu hơn về giá trị văn hóa của nước bạn, từ đó sẽ có sự tơn trọng nhất định và có nhu cầu xây dựng, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau.