CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
2.2. Thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar:
2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực:
Sự đa dạng của các hoạt động du lịch yêu cầu một lượng lớn các kiến thức tổng hợp, các kĩ năng và thái độ làm việc của các nhân viên trong các ngành công nghiệp liên quan đến du lịch và các cơ quan chính phủ. Trước thời kì mở cửa, lượng khách du lịch đến Myanmar cịn thấp thì lực lượng lao động trong ngành du lịch của Myanmar chưa đạt chuẩn để cung ứng các dịch vụ cho khách du lịch quốc tế. Ngay lúc đó, hai vấn đề quan trọng được đưa ra là làm thế nào để lực lượng lao động có thể đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của du lịch và làm thế nào để những lực lượng mới, trẻ có được đào tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục phải được cải thiện đáng kể thì mới đáp ứng được những yêu cầu khi du lịch quốc tế ngày càng phát triển ở Myanmar.
Bản kế hoạch phát triển giáo dục dài hạn 30 năm (2001 – 2030) và Kế hoạch 5 năm của chính phủ Myanmar đã đưa ra những chỉ dẫn để cải thiện chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế và xã hội. Mặc dù chưa có số lượng chính xác các sinh viên tham gia vào đào tạo du lịch và các ngành liên quan nhưng nhu cầu về lao động trong ngành du lịch đã ám chỉ một số lượng lớn lao động cần được đào tạo để cung ứng cho ngành này. WTTC đã dự báo số lượng việc làm trực tiếp đóng góp vào ngành du lịch tại Myanmar sẽ tăng lên 424.250 vào năm 2015 và 536.056 vào năm 2020 như bảng dưới đây:
Bảng 2.12: Dự báo số việc làm trực tiếp trong ngành du lịch tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2020 Đơn vị: Số việc làm Mức an toàn Mức cao 2012 2015 2020 2015 2020 Cơ sở lƣu trú 44.055 63.668 84.458 125.403 224.670 Nhà hàng và quầy uống 146.850 212.225 281.528 418.009 748.901 Dịch vụ giải trí 29.370 42.445 56.036 83.602 149.780 Dịch vụ vận chuyển 58.740 84.890 112.611 167.204 299.560 Dịch vụ tour 14.685 21.223 28.153 41.081 74.890 Tổng số 293.700 424.450 563.056 836.018 1.497.801
63
Theo báo cáo của kế hoạch phát triển du lịch 2013 – 2020 MOHT ban hành, những rào cản chính đối với việc tiếp cận đến du lịch bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp cao, thiếu cơ sở vật chất và sự chuẩn bị các kiến thức chuyên ngành không đầy đủ từ các cấp học dưới; ngơn ngữ, các yếu tố văn hóa cũng kiềm chế sự tiếp cận đến du lịch, đặc biệt là với những người nghèo. Năm 2012, MOHT đã kết hợp với bộ Giáo Dục Myanmar đã lần đầu tiên giới thiệu chương trình cử nhân bốn năm chuyên ngành du lịch, ngay sau đó, bộ Giáo Dục cũng đã mở chương trình Thạc sĩ, chuyên ngành quản trị du lịch ở Yangon và Mandalay. Bên cạnh đó, một loạt các trường tư nhân về ngành du lịch đã cung cấp các khóa học ngắn hạn về các yếu tố cơ bản trong du lịch như vé máy bay, khách sạn, kinh doanh du lịch và tổng quan về ngành; MOHT cũng vận hành một trung tâm đào tạo các khóa học như đào tạo hướng dẫn viên du lịch, đào tạo quản trị du lịch, đào tạo về ngơn ngữ du lịch. Như vậy có thể thấy chính phủ Myanmar đã và đang đầu tư, chú trọng hơn vào việc giảng dạy cũng như đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết khi ngành du lịch mà đặc biệt là du lịch quốc tế đang phát triển mạnh mẽ tại nước này.