Tiềm năng du lịch nhân văn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 60)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

2.1. Điều kiện phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar:

2.1.1.2. Tiềm năng du lịch nhân văn:

Tài nguyên du lịch nhân văn của Myanmar rất phong phú, đa dạng, mang các giá trị lịch sử văn hóa. Đó cũng là những tiềm năng để Myanmar phát triển ngành du lịch của mình.

Là một đất nước Phật Giáo, Myanmar tập trung số lượng đền tháp chùa chiền bậc nhất trên thế giới. Chùa đền ở nơi đây mang nét kiến trúc tôn giáo đẹp uy nghi và lộng lẫy. Người dân ở đây, vì một lịng tơn kính với Đức Phật nên ở các ngôi chùa họ thường dát những tấm vàng lá lên chùa, vì thế mà người ta thường gọi Myanmar là đất nước vàng của Châu Á. Myanmar có rất nhiều khống sản song khơng phải là vàng mà là các loại Ruby, cẩm thạch… Các loại đá cẩm thạch ở đây rất lớn, được sử dụng để tạc tượng đức phật, các phật lớn.

Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội vào bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn ra quanh các năm, nhưng chủ yếu tập trung chủ yếu vào các thời điểm tháng 3, tháng 4. Các lẽ hội ở đây vô cùng độc đáo và thú vị thu hút mọi người đến đây nhiều hơn. Ngày tết của người Myanmar gọi là Thingyan. Theo truyền thống, thời điểm diễn ra Tết được tính theo âm lịch Miến Điện nhưng ngày nay được cố định từ ngày từ 13 đến 16 tháng 4, trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất trong các kỳ nghỉ lễ và là một phần của kỳ nghỉ hè sau một năm học. Té nước là một phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra vào 4 ngày đầu tiên của kỳ lễ, tất cả các hàng quán, nhà hàng, cửa hàng đều đóng cửa. Người dân ném nước vào nhau để tẩy rửa những sự không may và tội lỗi trong năm cũ. Thingyan tương tự như các lễ hội năm mới ở

37

các nước theo Phật giáo Tiểu thừa như Tết Lào, Tết Campuchia và Tết Thái Songkran.

Ngồi ra cịn có lễ hội xuất gia, có lẽ lễ hội này càng khẳng định tinh thần trọng đạo của người dân nơi đây, lễ hội này diễn ra quanh năm, một tháng tại các tu viện có một ngày để làm lễ xuất gia. Lễ này là lễ xuất gia cho những đứa trẻ tập làm sư, họ mong muốn những đưa con của họ có thể xuất gia để làm vẻ vang dòng họ và theo họ thì là một người phật tử tốt là trong đời phải ít nhất một lần xuất gia. Vì thế mà vào ngày có dịp lễ xuất gia, du khách có thể được ngắm những đứa trẻ trang điểm lỗng lẫy như hồng tử, cơng chúa được đón rước linh đình trên các đường phố trước khi đưa vào chùa làm lễ xuất gia…

Chính phủ của Myanmar khuyên khích người dân nơi đây giữ gìn bản sắc dân tộc. Do đó Myanmar được mọi người biết đến vì sự riêng biệt, đặc trưng về trang phục cũng như phong tục ở nơi đây. Khác với nhiều nơi ở trên thế giới mặc áo phơng, quần jean thì ở Myanmar những người dân vẫn mặc váy khi đi ra đường kể là nam hay nữ. Chiếc váy longyi là chiếc váy gắn liền với cuộc sống của những người dân ở nơi đây. Vì thế khách du lịch đến đây, thấy được nét đẹp đậm đà của nền văn hóa nơi đây. Phụ nữ ở nơi đây thì vì trang điểm bằng phấn , bằng son thì phụ nữ ở đậy họ dùng tha na khan làm phấn trang điểm trên mặt, cổ và tay của mình cho mát, để chống nắng.

Các món ăn truyền thống của Myanmar là sự pha trộn của nền ẩm thực Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc nữa tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho vùng đất này. Ở đây nổi tiếng với những món ăn của người Shan như cơm Shan, mì Shan, đậu hũ người Shan….và đặc biệt nghệ là một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Myanmar.

Một điều không thể thiếu ở những nét văn hóa đặc sắc của Myanmar đó là âm nhạc. Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne – cho âm thanh rất cao, sáo cùng chũm chọe.

38

Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền của Myanmar rất độc đáo. Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đại tiền Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa. Các vũ điệu rất sơi nổi và địi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử động rất khó giống như làm xiếc. Ngoài ra, vũ điệu Myanmar cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau. Những người mới học trước hết sẽ được dạy múa ka-bya-lut, một vũ điệu truyền thống căn bản.

Từ những nét văn hóa hết sức riêng biệt và độc đáo trên, Myanmar đang ngày càng thu hút khách du lịch bốn phương về thăm quan và tìm hiểu về nền văn hóa đặc biệt này.

Như vậy có thể thấy tiềm năng du lịch ở Myanmar là vô cùng lớn, khơng chỉ ở khía cạnh tài ngun thiên nhiên mà cịn ở khía cạnh văn hóa và con người. Đây là một cơ sở nền tảng để Myanmar có thể phát triển du lịch quốc tế một cách thuận lợi.

2.1.2. Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:

Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh năm 1948, đất nước Myanmar đã có một giai đoạn phát triển mạnh cho đến khi quân đội làm đảo chính và lập chế độ độc tài quân phiệt tháng 3-1962. Năm thập kỷ dưới chế độ độc tài đã biến một đất nước phồn vinh thành một quốc gia bị cô lập và lạc hậu nhất khu vực. Nếu như vào năm 1962 GDP bình quân đầu người của Myanmar đạt 670 đô la Mỹ/năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba Indonesia thì đến năm 2010, GDP của Myanmar còn thấp hơn cả Lào và Campuchia trong cùng khối ASEAN, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm sốt chặt chẽ. Nhiều quốc gia, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Trong nửa thế kỷ dưới chế độ quân phiệt, nhất là từ khi bị phương Tây cấm vận kinh tế vào đầu thập niên 1990 sau biến cố 8888 (cuộc đấu tranh đòi dân chủ nổ ra vào ngày 8-8-1988), Myanmar dần dần biến thành “sân sau” của Trung Quốc. Các dự án kinh tế của Trung Quốc hầu như đều có sự tham gia của quân đội Myanmar nhưng cũng đều gây phẫn nộ

39

trong nhân dân, dẫn tới nhiều cuộc biểu tình, xung đột. Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. (Ministry of Hotels and Tourism 2013,

Myanmar Tourism Master Plan 2013 – 2020, tr. 3)

Đến năm 2011, ông Thein Sein cởi bỏ bộ quân phục, trở thành một Tổng thống của chính quyền bán dân sự, do quân đội hậu thuẫn. Ông đạt đến đỉnh cao của mọi quyền lực nhưng lại từng bước chủ động rũ bỏ quyền lực đó. Trên cương vị tổng thống, ông đã có những hành động mạnh mẽ nhằm dọn đường cho một nền dân chủ thực sự có thể manh nha dựng lập ở đất nước này. Thein Sein chuyển giao quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đồn Quốc gia vì Dân chủ của bà, Myanmar là một đất nước đang cất cánh. Ở một nơi mà người ta từng dễ dàng bị bỏ tù vì chỉ trích chính quyền, báo chí hiện đang phát triển mạnh mẽ và các cuộc tranh luận cởi mở, cơng khai đã khơng cịn là chuyện hiếm. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và một cuộc cách mạng viễn thông đang diễn ra. Đời sống của người dân Myanmar đã được cải thiện rõ rệt. Và phần lớn những thành cơng này có được là nhờ tài lãnh đạo của ơng Thein Sein. Theo BBC, cải cách của Thein Sein bao gồm 3 phần có liên quan chặt chẽ với nhau: chính trị, kinh tế, và những nỗ lực đạt được nền hịa bình lâu dài cho đất nước. Chỉ trong vịng vài tháng sau khi Thein Sein lên nắm quyền vào tháng 3/2011, thay đổi diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở Myanmar. Kiểm duyệt được dỡ bỏ, báo chí tư nhân được mở cửa, và tù nhân chính trị lần lượt được phóng thích khỏi các nhà ngục.

Theo Báo cáo tình hình phát triển châu Á của ADB năm 2016, Myanmar được dự đoán là cán mốc tăng trưởng kinh tế cao nhất Châu Á Thái Bình Dương. Kể từ khi một loạt các chính sách cải tổ kinh tế chính trị được ban hành thì kinh tế Myanmar đã có sự tăng trưởng vượt bậc, trong đó có sự đóng góp của phát triển du lịch quốc tế. Du lịch quốc tế ở Myanmar phát triển nhanh chóng là do nhiều sự tác động, trong đó chúng ta khơng thể kể tới những thay đổi về quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch mà Myanmar đã ban hành từ năm 2012. Đây chính là điểm mấu chốt quan trọng để du lịch Myanmar được biết đến nhiều hơn ra thị trường quốc tế.

40

Trước năm 2012, Bộ Du lịch và Lữ hành Myanmar (MOHT) là tổ chức trực thuộc nhà nước dẫn đầu đóng vai trị phát triển ngành du lịch. MOHT có vai trị định hướng phát triển du lịch tại Myanmar, bao gồm các nhiệm vụ đưa ra các chính sách và luật liên quan đến du lịch, lên kế hoạch, quản lý các dự án và quản lý các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú. Như vậy, MOHT nắm gần như mọi quyền hành về quản lý du lịch ở Myanmar nói chung. Điều này có phần hơi phiến diện, dẫn đến cái nhìn một chiều và dễ gây ra sự áp đặt xuống các doanh nghiệp. Tuy nhiên ngành du lịch ở Myanmar sau cuộc cải tổ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, MOHT khó có thể hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó nên đã dẫn đến sự ra đời của Ủy ban trung tâm phát triển du lịch (Tourism Development Central Committee) vào tháng 4 năm 2014. Nhiệm vụ của ủy ban này là lên kế hoạch và kết hợp với các bộ ban ngành để có thể hỗ trợ phát triển du lịch. Trên thực tế, phát triển du lịch cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành với nhau, hỗ trợ cho nhau. Do đó sự ra đời của Ủy ban Trung tâm Phát triển Du lịch là hoàn toàn hợp lý. Các bộ ban ngành sẽ có sự tác động qua lại và giúp đỡ nhau cùng phát triển trong tổng thể nền kinh tế.

Bên cạnh các tổ chức trực thuộc nhà nước, một loạt các tổ chức Phi chính phủ đã ra đời, điển hình là Liên Đồn Du lịch Myanmar (MTF). Nhiệm vụ chính của MTF đó là xúc tiến du lịch Myanmar bằng cách quảng bá các điểm đến, định hình Myanmar trong mắt bạn bè quốc tế thông qua các chiến dịch, hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, mời chào và giúp đỡ các đơn vị đầu tư và phát triển nguồn nhân lực trong ngành. Sự ra đời của MTF không chỉ giúp quảng bá du lịch Myanmar, quản lí hiệu quả hơn mà cịn giúp các đơn vị tư nhân mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ thẳng thắn những khó khăn để có phương án khắc phục kịp thời. Ngồi ra, nhóm hoạt động du lịch và lữ hành (Hotels and Tourism Working Group) trực thuộc Diễn đàn Kinh doanh Myanmar (Myanmar Business Forum) đã được ra đời với nhiệm vụ chính là đưa ra các gợi ý cho Liên hiệp Chính phủ về việc cấp phép, thị thực, phát triển nguồn nhân lực, tài chính và quảng bá hình ảnh. (Ministry of Hotels and Tourism 2013, Myanmar Tourism Master Plan 2013 – 2020, tr. 12)

Như vậy chúng ta có thể thấy những thay đổi tích cực từ phía Nhà nước Myanmar từ cách quản lí phiến diện, một chiều chuyển sang cách quản lí hai chiều,

41

lắng nghe sự đóng góp từ các tổ chức bên ngoài và từ các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp cũng cảm thấy có tiếng nói hơn và được tạo điều kiện để phát triển hơn trước. Sự bàn bạc và thống nhất giữa các tổ chức trực thuộc chính phủ và phi chính phủ sẽ giúp cho các kế hoạch, các chiến dịch đạt được những thành công nhất định.

Bộ luật về du lịch và lữ hành được ban hành lần đầu tiên năm 1990 và sửa đổi lần đầu vào năm 1993. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển du lịch Myanmar 2013 – 2020 đã chỉ ra bộ luật cũ kĩ đã khơng cịn thích hợp và cần được cải tổ lại để đáp ứng đúng nhu cầu của ngành trong thế kỉ 20. Theo bản dự thảo của bộ luật mới, có khá nhiều điểm mới trong các điều luật, đặc biệt nhấn mạnh tới việc phát triển du lịch giúp xóa đói giảm nghèo ở Myanmar, tăng thu ngoại tệ và quảng bá hình ảnh Myanmar rộng rãi đến với bạn bè quốc tế cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành. 4 điểm mới này đã đánh đúng vào thực trạng của Myanmar thời điểm đó, khi mà cuộc cải tổ vừa diễn ra, cần có những mục tiêu và hành động phù hợp để phát triển du lịch một cách nhanh chóng và hợp lý. (Ministry of Hotels and Tourism 2013, Myanmar Tourism Master Plan 2013 – 2020, tr. 14)

Ngoài các điều luật được bổ sung cập nhật, Chính phủ Myanmar đã ban hành và sửa đổi một số chính sách mới để thu hút lượng khách quốc tế đến Myanmar như trong bản kế hoạch phát triển du lịch 2013 – 2020 như:

Dỡ bỏ các rào cản để đón khách du lịch mà điển hình là việc số nước được miễn thị thực vào Myanmar đã tăng lên đáng kể. Trước đó, Myanmar đã miễn thị thực 14 ngày cho các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Philipines và Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện các chính sách của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN), Myanmar cũng đã thực hiện miễn thị thực thêm cho các nước Brunei, Thái Lan và Singapore. Ngoài ra số ngày lưu trú được kéo dài thêm thành 30 ngày thay vì 14 ngày đối với nước Singapore. Ngày 1/9/2014, thị thực điện tử đã được ban hành cho khách du lịch và nhân viên đi công tác, tin tức này được đăng công khai trên trang web điện tử của MOHT và du khách có thể tìm được thơng tin một cách dễ dàng. Thị thực điện tử sẽ được cấp trong vòng 3 ngày làm việc, có hiệu lực trong 90 ngày kể từ ngày được cấp và cho phép hành khách lưu trú

42

28 ngày (khách du lịch) hoặc 70 ngày (nhân viên đi cơng tác). Phí của thị thực điện tử là 70 USD (nhân viên cơng tác) và 50USD (khách du lịch). Nhờ có thị thực điện tử, các qui trình thủ tục để nhập cảnh vào Myanmar đã được rút ngắn và du khách cũng đỡ ngại ngần hơn trong việc chọn Myanmar là điểm đến của mình.

Theo kế hoạch phát triển du lịch Myanmar 2013 – 2020, Myanmar đồng thời cũng mở rộng các địa điểm tham quan. Những vùng trước đó từng là lãnh địa quân sự, cấm mọi sự ra vào thì nay cũng đã được đón khách du lịch với điều kiện khách phải xin giấy tham quan từ chính quyền địa phương. Điều này đặc biệt nhấn mạnh đến vùng núi phía bắc Myanmar và các quần đảo ở phía Tây Nam Myanmar. Nơi đây có tiềm năng vơ cùng trong việc phát triển du lịch với những dãy núi, những quần đảo và rất nhiều dân tộc thiếu số định cư vùng xung quanh, bản sắc văn hóa rất đặc sắc. Nếu như các năm trước đây, trong báo cáo thống kê du lịch hàng năm của MOHT, quần đảo Mergui cịn chưa xuất hiện thì từ năm 2014, khi mà chính phủ đã cấp phép cho quần đảo được phép đón khách du lịch, số lượng khách đến quẩn đảo này đã góp phần tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Myanmar, thêm vào đó, một loạt các dự án đầu tư các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã được thực hiện. (Ministry of Hotels and Tourism 2013, Myanmar Tourism Master Plan 2013 – 2020, tr. 15)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)